9 Món ăn ngon đồ uống ở Đông Nam Á nhất định phải thử

Ngoài khám phá vẻ đẹp của các nước Đông Nam Á, bạn nên thưởng thức nền ẩm thực đặc trưng và được cho là giàu hương vị nhất thế giới, là sự hòa quyện hài hòa của các nguyên liệu.
1. Nasi Goreng – Indonesia
10 món hấp dẫn, món ngon ở Đông Nam Á, món ngon, du lịch,
Món ăn này rất nổi tiếng ở Indonesia, nhìn giống như cơm rang của Việt Nam nhưng có hương vị khác biệt. Nguyên liệu gồm cơm, trứng, các loại rau củ và nước sốt cùng các loại gia vị như tương, hành, gừng.
2. Cua cay – Singapore
10 món hấp dẫn, món ngon ở Đông Nam Á, món ngon, du lịch,
Cũng là món ăn của đảo quốc sư tử và bạn dễ dàng tìm món ăn này trong bất kỳ nhà hàng nào của đảo quóc. Món ăn nhìn rất bắt mắt và hấp dẫn bởi màu đỏ của cua, của nước sốt rất kích thích vị giác. Tuy nhiên món ăn này chỉ thích hợp với những người ăn cay bởi nó được chế biến với rất nhiều ớt.
3. Sinigang – Philippines
10 món hấp dẫn, món ngon ở Đông Nam Á, món ngon, du lịch,
Đảo quốc Singapore nổi tiếng với nhiều loại ẩm thực, nhưng bạn đừng quên thưởng thức Sinigang ngon tuyệt và vô cùng hấp dẫn bởi cách chế biến các loại gia vị. Nguyên liệu phổ biến là hải sản, me, cà chua, gừng và hành. Mỗi quán lại có cách biến tấu khác nhau, cho các loại rau củ, thịt khác nhau nhưng không thể thiếu được hương thơm và vị chua dịu, thanh thanh của nước me.

4. Salad trà xanh – Myanmar
10 món hấp dẫn, món ngon ở Đông Nam Á, món ngon, du lịch,
Món ăn hấp dẫn thực khách bởi cách trình bày rất ấn tượng, hấp dẫn bởi các loại rau quả tươi ngon. Tuy nhiên ấn tượng của món ăn này lại là vị trà xanh. Tại Myanmar và nhiều quốc gia khác, trà là một thức uống tốt cho sức khỏe vì thế món ăn này hấp dẫn bất cứ ai bởi sự kết hợp hoàn hảo.
5. Halo-Halo – Philippines
10 món hấp dẫn, món ngon ở Đông Nam Á, món ngon, du lịch,
Món ăn bắt mắt bởi màu sắc đẹp và rất nhiều nguyên liệu. Một chút đá bào đựng trong một chiếc bát lớn, thêm vào đó các miếng hoa quả thái nhỏ, siro, đậu xanh, kem, thạch và trân châu, bạn sẽ không thể nào quên được hương vị tuyệt vời này.
6. Nasi Lemak – Malaysia
10 món hấp dẫn, món ngon ở Đông Nam Á, món ngon, du lịch,
Món ăn nhìn rất đơn giản gồm cơm trắng, trứng luộc, lạc rang, cá khô, dưa chuột nhưng đây lại là món ăn sáng rất phổ biến ở Malaysia. Tuy nhiên thưởng thức món ăn này bạn mới thấy sự khác lạ bởi gạo được nấu với sữa dừa và lá dứa tạo nên mùi thơm hấp dẫn. Ngoài ra còn ăn lèm thêm chút sốt cay cay.
7. Amok Trey - Campuchia
10 món hấp dẫn, món ngon ở Đông Nam Á, món ngon, du lịch,
Amok là món ăn đặc trưng mang nhiều nét tinh túy của đất nước chùa Tháp Campuchia. Món ăn này được ưa chuộng và chế biến bằng cách bọc miếng cá trong lá chuối và hấp với cà ri dừa, kèm theo một chút gia vị của người Khmer.
8. Nộm đu đủ
10 món hấp dẫn, món ngon ở Đông Nam Á, món ngon, du lịch,
Là sự kết hợp của nhiều loại rau củ, món nộm đu đủ có mặt ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á nhưng mỗi nơi sẽ có cách chế biến gia vị khác nhau, thêm các nguyên liệu khác nhau tạo nên sự khác biệt. Đến mỗi vùng, bạn nhất định phải thử món ăn truyền thống này.
9. Xôi xoài ngọt- Thái Lan
10 món hấp dẫn, món ngon ở Đông Nam Á, món ngon, du lịch,
Món ăn này dễ gây nghiện với các thực khách bởi sự kết hợp vô cùng hoàn hảo. Hương vị ngòn ngọt của xoài chín kết hợp với xôi nếp dẻo, một chút sữa dừa và vài hạt vừng sẽ khiến bạn không thể nào quên được. Thường món ăn này được thực khách đến Thái Lan ưa thích.

Tôm chiên xốt dứa chua ngọt thơm ngon

Trong những ngày nắng, thay cho món tôm thường ngày, bạn hãy chế biến món tôm chiên xốt dứa chua chua ngọt ngọt đổi món cho cà nhà ngon cơm nhé!

Súp gà nấu với khoai lang kiểu Thái Lan

Món súp gà thơm ngon với đầy đủ gia vị và nhiều màu sắc cộng thêm vị ngọt, bở của khoai lang sẽ khiến bạn không thể nào quên dù chỉ một lần được nếm. Đây là một món ăn được nấu theo kiểu Thái Lan với đầy đủ hương vị của ẩm thực Châu Á.

Làm đẹp da - Bí quyết để có làn đa đẹp tự nhiên

Một vẻ đẹp tự nhiên sẽ khiến phụ nữ hấp dẫn và tự tin hơn nhiều trong mọi việc. Vậy làm cách nào nào để có được làn da đẹp tự nhiên? Chế độ dinh dưỡng, việc luyện tập thể dục kết hợp với việc sử dụng chất dưỡng ẩm, chất tẩy rửa hợp lý sẽ giúp bạn bảo vệ và duy trì được làn da đẹp của mình.
Bạn hãy thử thực hiện theo các bước sau đây và chờ đợi kết quả nhé

Xông hơi và tinh dầu thực vật

Step1: Xông hơi da mặt của bạn bằng một chậu nước nóng. Điều này sẽ giúp các lỗ chân lông của bạn nở ra, giúp khí huyết lưu thông tốt hơn

Đùi ếch chiên bơ ngon

Món đùi ếch chiên bơ có hương thơm lừng của bơ vừa có vị ngọt của mật ong khiến bạn không thể bỏ quá. Đặc biệt món ăn này còn rất tốt cho trẻ em.

1) Nguyên liệu:
- Đùi ếch làm sẵn: 500g
 - Ngò tây: 40g
 - Bơ: 150g
 - Dầu ăn: 5 muỗng súp
-  Mật ong: 5 muỗng súp
-  Tỏi xay: 3 muỗng cà phê
 - Bột nêm: 2 muỗng súp
 - Tiêu xay: 1/2 muỗng cà phê

Món ngon mỗi ngày: Nộm giá đỗ Hàn Quốc


Giá đỗ là loại thực phẩm giàu vitamin đặc biệt là vitamin C, khoáng chất, amino acid, protein và chất có nguồn gốc thực vật (phytochemicals), những chất cần để mầm cây phát triển, cũng là các chất bổ dưỡng cho người. Ăn giá hay mầm ngũ cốc cũng là một cách để tăng giá trị dinh dưỡng và khả năng hấp thụ dinh dưỡng của các loại đậu và ngũ cốc.
>> am thuc viet nam | mon ngon moi ngay | meo vat
Món nộm giá đỗ kiểu Hàn Quốc này làm rất đơn giản, ăn lại tươi mát, và rất thích hợp cho những hôm trời nóng.
1)  Nguyên liệu
-300g giá đỗ

Canh củ dền

Củ dền có hai màu: tím than và đỏ thẫm, vỏ đen xù xì có nhiều khoang. Củ dền có rất nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe cua con người.
Củ dền tím

Ếch xào cay

Thịt ếch là loại thực phẩm có nhiều protein, chất béo, đường, canxi, photpho, kali, natri, sắt, đồng, magie, kẽm, selen, vitamin A, vitamin nhóm B, D, E, biotin, caroten...Ngoài tác dụng về mặt dinh dưỡng ếch còn được dùng làm thuốc chống lão suy, lợi tiểu, tiêu viêm, chống phù nề, suy nhược thần kinh và thể lực, đặc biệt rất tốt cho trẻ em và người già, phụ nữ sau sinh. Chính vì những đặc điểm như vậy nên ếch trở thành món ăn đặc sản, phổ biến của nhiều vùng miền trên cả nước.

Ngoài những món phổ biến như: Ếch rang muối, ếch om chuối đậu, lẩu ếch...  thì món "ếch xào cay" cũng là một trong những món chế biêns từ thịt ếch mà bạn không thể bỏ qua. Chắc chắn mùi vị thơm ngon, cay cay và hấp dẫn của món ăn này sẽ khiến các thực khách  hài lòng.
1) Nguyên liêu:
 - Khoảng 400-500 g ếch đã làm sạch
Thịt ếch

Mẹo vặt: Thức ăn cho người bị gãy xương

Gãy xương là tình trạng bệnh lý chấn thương thường gặp, có thể do một lực tác dụng mạnh hay một tổn thương không đáng kể kết hợp với các bệnh làm yếu cấu trúc xương. Gãy xương nếu không được điều trị, luyện tập đúng cách sẽ rất lâu khỏi và để lại dị tật sau này.

Thực phẩm cho người bị thiếu máu

Thiếu máu là 1 bệnh nguy hiểm, thiếu máu xảy ra do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là:
+ Thiếu sắt: Cơ thể bị thiếu nguyên tố sắt sẽ không thể tổng hợp đủ hemoglobin cho hồng cầu, gây ra bệnh thiếu máu thiếu sắt.
+ Thiếu vitamin. Chế độ ăn thiếu folat và vitamin B-12 làm giảm sinh hồng cầu.
+ Do tiền sử các bệnh mạn tính như  viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn, suy thận v.v…
+ Do tuỷ xương mất khả năng sản sinh các tế bào máu (thiếu máu bất sản tuỷ). Nguyên nhân còn chưa rõ, nhưng thường là do bệnh tự miễn.


+ Do tan máu, xảy ra trong một số bệnh máu, bệnh tự miễn và do dùng thuốc.
Đôi khi không thể xác định được nguyên nhân gây thiếu máu
 Việc điều trị thiếu máu ngaoì việc chú trọng vào thuốc men cần chú ý đến chế độ ăn uống. Một vài món ăn dưới đây rất tốt cho bệnh nhân thiếu máu trong việc phòng cà chữa trị
.
1) Bổ sung chất đạm, sắt

Khi bị bệnh thiếu máu, cơ thể cần bổ sung các acid amin. Các acid amin này có nhiều ở thịt nạc, cá, trứng, các loại sữa, đậu nành…
Các loại hải sản như hàu, nghêu, sò, hến chứa nhiều chất sắt và các chất khoáng vi lượng rất tốt cho người bị bệnh thiếu máu


Để cân bằng dinh dưỡng, những thực phẩm trên cần được phối hợp với các loại rau củ, trái cây như rau dền, củ cải, cà chua, rau cần, cải cúc, khoai tây, củ cải đỏ, khoai môn, bí đỏ, bí đao, dưa hấu… và các loại nấm, rong biển.
Ngoài ra, bệnh nhân cần tăng cường các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, như: vitamin B12 trong các thực phẩm giàu chất đạm, vitamin C trong rau cải, trái cây tươi. Chú ý: với thực phẩm chứa vitamin C cần sử dụng khi còn tươi, sống hoặc nấu vừa chín sẽ không bị hao mất vitamin.

2) Gan động vật dưỡng huyết, sáng mắt

Để chữa bệnh thiếu máu hữu hiệu, cần chế biến thực phẩm theo nhiều dạng như hấp, xào qua, luộc vừa chín, nấu canh… sao cho hợp khẩu vị của người bệnh. Những món ăn sau đây rất dễ chế biến và có tác dụng tốt cho người bị thiếu máu.


- Canh gan gà, lá dâu non: Nguyên liệu gồm 100 g gan gà rửa sạch, xắt nhỏ, ướp gia vị; 50 g lá dâu rửa sạch, để ráo. Nấu canh gan gà với lượng nước thích hợp. Khi gan gà vừa chín thì cho lá dâu vào, nấu sôi lại là được. Nêm gia vị vừa ăn và ăn nóng trong bữa cơm. Món canh này có công dụng bổ huyết, bổ can thận, giúp sáng mắt, tăng cường thể lực; rất tốt cho trẻ em bị thiếu máu, suy nhược cơ thể.

- Gan heo nấu táo đỏ: Nguyên liệu gồm 60 g gan heo rửa sạch, xắt miếng, ướp gia vị; 10 trái táo đỏ, 20 g củ khoai mài rửa sạch, để ráo. Tất cả cho vào chén sành, chưng cách thủy 3 giờ, nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn lúc đói bụng hoặc trong bữa cơm.

- Cháo gan heo, đậu xanh: Nguyên liệu gồm 100 g gan heo tươi rửa sạch, xắt miếng nhỏ, ướp gia vị; 60 g đậu xanh và 100 g gạo vo sạch, thêm lượng nước thích hợp để nấu cháo. Đun sôi cháo bằng lửa to ngọn rồi cho ngọn lửa nhỏ dần. Cháo chín thì cho gan heo vào đun sôi, vừa chín là được. Nêm lại gia vị vừa ăn. Dùng ăn nóng lúc đói bụng.

Gan heo rất giàu vitamin A, vitamin B12 nên không chỉ được dùng chữa thiếu máu mà còn chữa quáng gà (nấu chung với lá dâu non), đau bụng lạnh, tiêu chảy lâu ngày.
am thuc viet nam mon ngon moi ngay | meo vat
Khi dùng thực phẩm có hàm lượng chất sắt cao, không nên ăn chung một lúc với các chất có vị chua như cải bó xôi, rau dền, măng tươi hoặc trà đậm… để tránh việc chúng kết thành chất muối khó phân giải, làm trở ngại cho việc hấp thu. Người bị bệnh thiếu máu không nên ăn các thực phẩm có tính kích thích như rượu mạnh, tiêu, ớt và có nhiều dầu mỡ.


3) Món canh bổ huyết, an thần

Ngoài những món ăn chế biến từ gan động vật, một món canh phổ biến có tác dụng bổ huyết, an thần là canh thịt gà nấu nấm và cà rốt.
Các bà nội trợ có thể lấy 500 g thịt gà nạc luộc chín, xé tơi; 10 g mộc nhĩ đen ngâm nở, xé nhỏ; 5 g nấm hương và 100 g cà rốt rửa sạch, xắt sợi.
 Luộc thịt gà chín thì cho các loại rau củ vào, nấu sôi rồi nêm gia vị vừa ăn. Có thể cho thêm 1 quả trứng gà, rắc hạt tiêu, khuấy đều, dùng ăn nóng trong bữa cơm.

Loại rau quả tốt cho người bị bệnh gan

Bệnh gan là mọt trong những căn bệnh nguy hiểm đối với con người mà nguyên nhân chủ yếu là do bia rượu....Nếu không được ngăn ngừa và chữa trị kịp thời nó có thể trở thành ung thư và gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Để phòng tránh bệnh gan cũng như hồi phục sức khỏe đối với bệnh nhân bị bệnh gan ta cần chú ý đến việc dùng thuốc đều đặn kèm theo một chế độ ăn uống khoa học. Và rau xanh luôn là sự lựa chọn hàng đầu trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh gan.

 Trong rau xanh không chỉ giàu vitamin mà còn chứa đại lượng chất xơ, muối vô cơ… những chất này là những thành phần dinh dưỡng không thể thiếu cho những người bệnh gan trong quá trình phục hồi sức khỏe, đặc biệt là những loại rau quả sau.



1) Tỏi

Tỏi tính chát, ấm, vị cay, là loại củ người bị bệnh gan chuyên dùng. Tỏi chứa vitamin V, vitamin B, vitamin C vv, chất chiết xuất từ có tác dụng chống khuẩn, chống vi rút, mềm hóa huyết quản vv.

toi
Tỏi
2) Rau muống

Rau muống tính ngọt, bình, chứa protit, chất béo, muối vô cơ, carotene, niacin… có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, mát máu vv.

rau muong
Rau muống
3) Nấm

Nấm có nhiều chủng loại như nấm kim châm, nấm hương, nấm sò, bao gồm cả mộc nhĩ vv. Nấm có tính bình, vị ngọt, chứa nhiều loại đường, nhiều loại vitamin, chất đạm, chất béo và muối vô cơ. Thực nghiệm chứng minh nhiều loại chất trong nấm có tác dụng điều tiết miễn dịch, kháng u, ung thư, người bệnh gan nên thường xuyên ăn.

nam
Nấm

4) Hạt sen

hạt sen
Hat sen
Hạt sen tính bình, vị ngọt, hàm chứa protein, chất béo, có tác dụng ích khí bổ trung, lợi phổi chặn ho, đồng thời giúp an thần. Thường xuyên ăn hạt sen giúp còn giúp phòng tránh và chữa trị gan xơ cứng.

5) Cà rốt

ca rot
Cà rốt
Cà rốt tính hơi ấm, vị ngọt, giàu nguồn vitamin A (carotene). Cà rốt giàu dinh dưỡng, mạnh khỏe dạ dày, tiêu hóa thức ăn, ăn sống hay chín đều giúp nâng cao mức vitamin A cho người bệnh gan, có tác dụng gián tiếp phòng chống phát sinh ung thư biến chứng.


6) Xà lách

xa lach
Xà lách
Xà lách tính bình, vị ngọt, hàm chứa vitamin B, vitamin C, carotene, niacin và muối vô cơ. Thực nghiệm trên động vật cho biết, xà lách rút ngắn thời gian đông máu, có công hiệu cầm máu, thích hợp với người bệnh gan có các triệu chứng như chảy máu mũi, cháy máu răng lợi vv.

7) Cà chua

Cà chua tính bình, vị chua hơi ngọt, giàu protein, chất béo, muối vô cơ, niacin, vitamin C, vitamin B1,B2 và cả carotene, có công hiệu  thanh nhiệt, giải độc, mát máu cân bằng gan, ăn sống hay chín đều được.

8) Bí

Bí tính hơi hàn, vị ngọt, có protein, vitamin,niacin. Vỏ bí có lợi cho tiêu sưng, thịt bí hóa đờm chặn ho, thanh nhiệt chống khát đồng thời có thể giải độc của cua, cá.

bí


9) Rong biển
rong bien
Rong biển

Rong biển tính hàn, vị mặn, chứa đại lượng I ốt, vitamin, chất đạm, chất béo… có tác dụng hóa đờm tản hạch. Theo nghiên cứu, chất chiết xuất từ rong biển khống chế tiểu cầu kết tập và ô xy hóa chất béo rất tốt, đồng thời còn có tác dụng chống viêm loét.

10) Dưa chuột

Dưa chuột tính hàn, vị ngọt, giàu vitamin B1, B2, niacin, protein. Chất xơ trong dưa chuột có tác dụng thúc đẩy đường ruột đào thải độc tố và giảm cholesterol, phù hợp để chữa trị bệnh gan nhiễm mỡ.

dua chuot
Dưa chuột
Chúc các bạn có sức khỏe tốt !

Tỏi và một số bài thuốc chữa bệnh từ tỏi

Tỏi là một loài thực vật thuộc họ Hành, nghĩa là có họ hàng với hành tây, hành ta, hành tím, tỏi tây, v.v... và cũng được con người sử dụng làm gia vị, thuốc, rau như những loài họ hàng của nó.
Phần hay được sử dụng nhất của cả cây tỏi là củ tỏi. Củ tỏi có nhiều tép. Từng tép tỏi cũng như cả củ tỏi đều có lớp vỏ mỏng bảo vệ. Tỏi sinh trưởng tốt trong môi trường nóng và ẩm. Tỏi được cho là có tính chất kháng sinh và tăng khả năng phòng ngừa ung thư, chống huyết áp cao, mỡ máu ở con người.
toi_3




 Tuy nhiên cần bóc vỏ tỏi và để trong không khi một lát rồi ăn sống thì sẽ có hiệu quả chống ung thư cao hơn. Một số dân tộc trên thế giới tin rằng tỏi giúp họ chống lại ma, quỷ, ma cà rồng.

Tỏi từ lâu đã được con người biết đến không chỉ là đồ gia vị làm cho các món ăn thêm phần hấp dẫn và ngon miệng, mà nó còn là một vị thuốc chữa bệnh kỳ diệu của thiên nhiên.

Thành phần của tỏi chứa nhiều chất kháng sinh allicin giúp chống lại các virút gây bệnh. Tinh dầu từ tỏi giàu glucogen và aliin, fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm. Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, D, PP, hiđrát cacbon, polisaccarit, inulin, fitoxterin và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể như: iốt, canxi, phốt pho, magiê, các nguyên tố vi lượng. ...

tỏi_2



Loại gia vị này còn giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, giàu chất chống oxi hoá giúp khôi phục hoạt động của các tế bào trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại rất nhiều bệnh tật, trong đó có cả các bệnh ung thư nguy hiểm.

Tỏi không những được sử dụng làm gia vị khi chế biến các món ăn mà nó còn làm thuốc chữa các bệnh như: đau bụng, cảm cúm, đầy bụng, khó tiêu, gan, tim mạch, thấp khớp, huyết áp, tim mạch, tiểu đường…
toi1


am thuc viet nam mon ngon moi ngay | meo vat
Trong y học, tỏi được dùng vào mục đích chữa bệnh bằng nhiều cách khác nhau như: ăn sống, chế biến lẫn với thức ăn, ngâm với rượu, ngâm với dấm… Mỗi ngày ăn 10g tỏi sẽ giúp tăng cường khả năng giải độc cho cơ thể.

Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên trước khi chế biến tỏi nên thái lát mỏng rồi để ngoài không khí 15phút để các chất kháng sinh có trong tỏi kết hợp với oxy ngoài không khí mới tạo ra chất chống ung thư hiệu quả.

Dưới đây là cách chế biến một số bài thuốc trị bệnh từ tỏi:

1. Cảm cúm
- Dùng tỏi sống hoặc tỏi ngâm với dấm trong vòng 30 - 40 ngày để ăn hàng ngày.

- Ép lấy nước tỏi, pha loãng với nước sạch theo tỉ lệ 1:10. Cho thêm chút muối sạch. Dùng nước này để nhỏ vào mũi từ 2 -3lần/ngày.

2. Đầy bụng, khó tiêu

- Dùng nước ép tỏi, bỏ bã pha loãng với nước ấm để uống hàng ngày.

- Lấy 50g tỏi xay nhỏ, ngâm với 200ml rượu trắng trong vòng 15 ngày. Dùng rượu và bã tỏi để uống. Mỗi lần 1thìa cà phê, 2-3lần/ngày.

3. Ho, viêm họng

- Tỏi bóc sạch, để cả nhánh khoảng 10g. Ngâm tỏi với dấm trong vòng 30 ngày. Dùng nhánh tỏi đã ngâm thái lát mỏng rồi ngậm từ 10 - 15phút. Dùng kiên trì có thể chữa được bệnh ho mãn tính.

Lưu ý: Không dùng tỏi sống để ngậm vì đễ gây bỏng họng. Chỗ viêm trong họng sẽ càng nghiêm trọng.

4. Thấp khớp, đau nhức xương

- Tỏi không bóc vỏ, chẻ đôi nhánh ngâm với rượu theo tỉ lệ 100g tỏi với 200ml nước. Ngâm kỹ trong vòng 45 - 60 ngày hoặc có thể lâu hơn. Chắt lấy nước. Dùng nước này bôi nên chỗ đau rùi xoa bóp nhẹ nhàng. Nên dùng thường xuyên, nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ.

5. Tiểu đường
Nên ăn ít nhất là 5g tỏi ngâm dấm mỗi ngày. Ăn liền trong vòng 1 tháng sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu một cách đáng kể.

6. Huyết áp cao
- 10g tỏi ngâm dấm hoặc rượu mỗi ngày sẽ là phương thức giúp ổn định huyết áp hiệu quả. Lưu ý chỉ nên ăn tỏi ngâm, không nên dùng kết hợp với rượu đã ngâm qua tỏi.
Hoặc có thể dùng 100g tỏi đã bóc sạch vỏ trộn với 100g đậu trắng, Ninh nhừ với 2 lít nước sạch trong vòng 2h. Dùng nước này để uống hàng ngày. Có thể ăn hạt đậu đã ninh nhừ. Nên sử dụng bài thuốc này ít nhất 2tuần/lần.

7. Ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư gan

- Dùng 50g tỏi và 100 quả quất tươi, ép lấy nước. Dùng nước này để uống trước mỗi bữa ăn. Mỗi lần 1 thìa cà phê.

- Đun sôi 100g lá chè xanh với 500ml nước sạch. Khi sôi, cho thêm 5g tỏi đập dập, đun sôi trong 5 giây. Uống nước khi còn nóng và dùng làm nước uống hàng ngày.

Chúc các bạn có sức khỏe tốt !