Showing posts with label mon-ngon-moi-ngay. Show all posts

Tôm chiên xốt dứa chua ngọt thơm ngon

Trong những ngày nắng, thay cho món tôm thường ngày, bạn hãy chế biến món tôm chiên xốt dứa chua chua ngọt ngọt đổi món cho cà nhà ngon cơm nhé!

Súp gà nấu với khoai lang kiểu Thái Lan

Món súp gà thơm ngon với đầy đủ gia vị và nhiều màu sắc cộng thêm vị ngọt, bở của khoai lang sẽ khiến bạn không thể nào quên dù chỉ một lần được nếm. Đây là một món ăn được nấu theo kiểu Thái Lan với đầy đủ hương vị của ẩm thực Châu Á.

Đùi ếch chiên bơ ngon

Món đùi ếch chiên bơ có hương thơm lừng của bơ vừa có vị ngọt của mật ong khiến bạn không thể bỏ quá. Đặc biệt món ăn này còn rất tốt cho trẻ em.

1) Nguyên liệu:
- Đùi ếch làm sẵn: 500g
 - Ngò tây: 40g
 - Bơ: 150g
 - Dầu ăn: 5 muỗng súp
-  Mật ong: 5 muỗng súp
-  Tỏi xay: 3 muỗng cà phê
 - Bột nêm: 2 muỗng súp
 - Tiêu xay: 1/2 muỗng cà phê

Canh củ dền

Củ dền có hai màu: tím than và đỏ thẫm, vỏ đen xù xì có nhiều khoang. Củ dền có rất nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe cua con người.
Củ dền tím

Thực phẩm cho người bị thiếu máu

Thiếu máu là 1 bệnh nguy hiểm, thiếu máu xảy ra do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là:
+ Thiếu sắt: Cơ thể bị thiếu nguyên tố sắt sẽ không thể tổng hợp đủ hemoglobin cho hồng cầu, gây ra bệnh thiếu máu thiếu sắt.
+ Thiếu vitamin. Chế độ ăn thiếu folat và vitamin B-12 làm giảm sinh hồng cầu.
+ Do tiền sử các bệnh mạn tính như  viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn, suy thận v.v…
+ Do tuỷ xương mất khả năng sản sinh các tế bào máu (thiếu máu bất sản tuỷ). Nguyên nhân còn chưa rõ, nhưng thường là do bệnh tự miễn.


+ Do tan máu, xảy ra trong một số bệnh máu, bệnh tự miễn và do dùng thuốc.
Đôi khi không thể xác định được nguyên nhân gây thiếu máu
 Việc điều trị thiếu máu ngaoì việc chú trọng vào thuốc men cần chú ý đến chế độ ăn uống. Một vài món ăn dưới đây rất tốt cho bệnh nhân thiếu máu trong việc phòng cà chữa trị
.
1) Bổ sung chất đạm, sắt

Khi bị bệnh thiếu máu, cơ thể cần bổ sung các acid amin. Các acid amin này có nhiều ở thịt nạc, cá, trứng, các loại sữa, đậu nành…
Các loại hải sản như hàu, nghêu, sò, hến chứa nhiều chất sắt và các chất khoáng vi lượng rất tốt cho người bị bệnh thiếu máu


Để cân bằng dinh dưỡng, những thực phẩm trên cần được phối hợp với các loại rau củ, trái cây như rau dền, củ cải, cà chua, rau cần, cải cúc, khoai tây, củ cải đỏ, khoai môn, bí đỏ, bí đao, dưa hấu… và các loại nấm, rong biển.
Ngoài ra, bệnh nhân cần tăng cường các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, như: vitamin B12 trong các thực phẩm giàu chất đạm, vitamin C trong rau cải, trái cây tươi. Chú ý: với thực phẩm chứa vitamin C cần sử dụng khi còn tươi, sống hoặc nấu vừa chín sẽ không bị hao mất vitamin.

2) Gan động vật dưỡng huyết, sáng mắt

Để chữa bệnh thiếu máu hữu hiệu, cần chế biến thực phẩm theo nhiều dạng như hấp, xào qua, luộc vừa chín, nấu canh… sao cho hợp khẩu vị của người bệnh. Những món ăn sau đây rất dễ chế biến và có tác dụng tốt cho người bị thiếu máu.


- Canh gan gà, lá dâu non: Nguyên liệu gồm 100 g gan gà rửa sạch, xắt nhỏ, ướp gia vị; 50 g lá dâu rửa sạch, để ráo. Nấu canh gan gà với lượng nước thích hợp. Khi gan gà vừa chín thì cho lá dâu vào, nấu sôi lại là được. Nêm gia vị vừa ăn và ăn nóng trong bữa cơm. Món canh này có công dụng bổ huyết, bổ can thận, giúp sáng mắt, tăng cường thể lực; rất tốt cho trẻ em bị thiếu máu, suy nhược cơ thể.

- Gan heo nấu táo đỏ: Nguyên liệu gồm 60 g gan heo rửa sạch, xắt miếng, ướp gia vị; 10 trái táo đỏ, 20 g củ khoai mài rửa sạch, để ráo. Tất cả cho vào chén sành, chưng cách thủy 3 giờ, nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn lúc đói bụng hoặc trong bữa cơm.

- Cháo gan heo, đậu xanh: Nguyên liệu gồm 100 g gan heo tươi rửa sạch, xắt miếng nhỏ, ướp gia vị; 60 g đậu xanh và 100 g gạo vo sạch, thêm lượng nước thích hợp để nấu cháo. Đun sôi cháo bằng lửa to ngọn rồi cho ngọn lửa nhỏ dần. Cháo chín thì cho gan heo vào đun sôi, vừa chín là được. Nêm lại gia vị vừa ăn. Dùng ăn nóng lúc đói bụng.

Gan heo rất giàu vitamin A, vitamin B12 nên không chỉ được dùng chữa thiếu máu mà còn chữa quáng gà (nấu chung với lá dâu non), đau bụng lạnh, tiêu chảy lâu ngày.
am thuc viet nam mon ngon moi ngay | meo vat
Khi dùng thực phẩm có hàm lượng chất sắt cao, không nên ăn chung một lúc với các chất có vị chua như cải bó xôi, rau dền, măng tươi hoặc trà đậm… để tránh việc chúng kết thành chất muối khó phân giải, làm trở ngại cho việc hấp thu. Người bị bệnh thiếu máu không nên ăn các thực phẩm có tính kích thích như rượu mạnh, tiêu, ớt và có nhiều dầu mỡ.


3) Món canh bổ huyết, an thần

Ngoài những món ăn chế biến từ gan động vật, một món canh phổ biến có tác dụng bổ huyết, an thần là canh thịt gà nấu nấm và cà rốt.
Các bà nội trợ có thể lấy 500 g thịt gà nạc luộc chín, xé tơi; 10 g mộc nhĩ đen ngâm nở, xé nhỏ; 5 g nấm hương và 100 g cà rốt rửa sạch, xắt sợi.
 Luộc thịt gà chín thì cho các loại rau củ vào, nấu sôi rồi nêm gia vị vừa ăn. Có thể cho thêm 1 quả trứng gà, rắc hạt tiêu, khuấy đều, dùng ăn nóng trong bữa cơm.

Ẩm thực của đảo Cát Bà - Hải Phòng

Quần đảo Cát Bà là đảo du lịch nổi tiếng của Hải Phòng, cách trung tâm thành phố khoảng 30km. Đến đây, du khách không chỉ được thưởng ngoạn những cảnh quan thiên nhiên, hít thở không khí trong lành, tắm biển mà còn thưởng thức các món ăn chế biến từ hải sản thơm ngon. Thiên nhiên đã ban tặng cho Cát Bà một hệ sinh thái đa dạng với nhiều loại hải sản như : Tôm hùm, cá hồng, cá song, cá giò, giá biển, rắn biển, tu hài, sam và nhiều món mang hương vị biển đó là nộm sứa, tu hài nướng...
mon an ngon  | am thuc viet nam | mon ngon de lam

1. Sam 7 món
sam
Sam

Món ăn đặc trưng hương vị biển vừa ngon, vừa độc đáo, có nguồn gốc tự nhiên, luôn đảm bảo độ tươi sống. Sam biển chế biến rất nhiều món ăn khác nhau như: tiết canh, gỏi, chân sam sào chua ngọt, sam sào xả ớt, trứng sam chiên giòn hoặc sào lá lốt, sam hấp, sam bao bột rán, sụn sam nướng, sam sào miến… Các món ăn từ thịt sam thơm ngon và độc đáo. Thịt sam ngon, vỏ sam rất hữu dụng có thể khắc hàn, cảm lạnh và kỵ sái cho người và vật nuôi. Ngoài ra vỏ sam còn được dùng để chế tác đồ lưu niệm có độ tinh xảo, hấp dẫn khách du lịch.

2.       Tu Hài

Tu Hài là loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống trong môi trường nước mặn. Tu Hài là hải sản quý hiếm, có giá trị dinh dưỡng cao và hương vị đặc biệt. Ngoài ra, Tu Hài có tác dụng rất tốt đối với các quý ông. Có lẽ ít người biết đến một loại hải sản mang tên Tu hài. Nó không quen thuộc và có nhiều như: ngao, sò, ốc… nhưng nếu ai đã một lần thưởng thức, chắc hẳn sẽ không thể quên hương vị rất đặc trưng của loại hải sản này.

tu hai
Tu hài


Tu Hài chế biến được nhiều món ăn như: nướng, gỏi, nấu cháo… Thịt tại những chiếc vòi Tu hài rất ngon, dai dai, mềm và ngọt. Món Tu hài ngon còn phụ thuộc vào rất nhiều gia vị như tỏi, hành khô được băm nhỏ, sau đó cho dầu lên chiên, hành hoa thái nhỏ trộn đều, sau đó ngâm nước mắm, mỳ chính, hạt tiêu…

3.       Cá Song

cá_song
Cá song


Cá song là loại cá thuộc vùng nước ấm, vùng Thái bình Dương có tới 37 loài. Ở nước ta có khoảng 30 loài trong đó nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Ở Cát Bà có 3 loại là cá song mỡ, song đen và song cáo. Cá song là loại cá dữ ăn mồi động vật và cho giá trị dinh dưỡng cao. Từ cá song người ta chế biến nhiều món ăn hấp dẫn, bổ dưỡng như: gỏi, cháo, lẩu, hấp, sốt, nướng…

4.       Tôm hùm

Tôm hùm cũng là 1 loại hải sản giá trị dinh dưỡng cao. Thịt tôm hùm chắc, dai, ngọt ăn một lần không thể nào quên. Gạch tôm hùm béo, thơm, nhiều đạm. Người dân trên đảo có thói quen dùng rượu uống tại chỗ, sau đó mới đem hấp bia hoặc nướng.
tôm_hùm
Tôm hùm




Tôm hùm được con người chế biến rất nhiều món ăn ngon như: Tôm hùm luộc, cháo, gỏi, rang muối, hấp, nướng. Ngoài ra, tôm hùm được biến tấu thành những món ăn khác như: Tôm hùm hầm nấm đông cô, tôm hùm cuồn rong biển, tôm hùm đút lò sốt trứng, tôm hùm chần rượu vang. Đây thực sự là một hải sản quý mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng biển của huyện đảo Cát Hải.

5.       Rắn biển – phương thuốc quý từ biển khơi

Rắn biển có thân nhỏ, thon dài 1- 2m có vảy, dẹt phía sau như mái chèo. Đầu nhỏ phủ các phiến sừng, răng có nọc độc nằm ở hàm trên. Theo kinh nghiệm dân gian, rắn biển có giá trị sử dụng cao trong thực phẩm và y dược. Thịt rắn biển chứa protit và nhiều axit amin như: agimin, cystin, cytein… Người Việt Nam và người châu Á rất thích ăn rắn biển vì rất ngon và bổ dưỡng.
rắn
Rắn xào 

Rắn biển có tên thuốc là hải xà nhục, có vị mặn, mùi tanh, tính ẩm, có tác dụng tăng trọng và chống viêm rõ rệt, đặc trị viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa và đau cột sống, viêm thần kinh tọa. Ngoài ra, mật rắn biển có tác dụng giảm đau, an thần gây ngủ. Tiết rắn biển mới hứng được pha với rượu và chất thơm uống chữa nhiều máu, chóng mặt, đau lưng, nhức xương, mỡ rắn có tác dụng chữa bỏng…

6.   Cá Hồng và cá Giò
ca_hong
Cá hồng

Từ hai loại cá này người ta đã chế biến ra rất nhiều món ăn như; gỏi, lẩu, hấp, sốt, nướng. Đến với Cát Hải, du khách sẽ được thưởng thức các món ăn từ cá Hồng và cá Giò mang đặc trưng hương vị của biển. Ngoài ra còn có gà Liên Minh và dê núi đá Trân Châu. Gà và dê ở đây đều được nuôi theo cách rất gần gùi với thiên nhiên. Bên cạnh đó Cát Bà còn rất nổi tiếng với đặc sản mật ong rừng với thương hiệu mật ong hoa rừng. Mật ong được khai thác theo phương pháp vắt lấy mật chứ không theo phương pháp quay lấy mật để đảm bảo chất lượng của mật.

7.  Đặc sản Bún tôm Cát Bà
bun_tôm
Bún tôm

Từ lâu món bún tôm của miền biển này đã trở thành một đặc sản, hấp dẫn thực khách không chỉ bởi hương vị mà còn ở nguyên liệu và bí quyết độc đáo riêng.
Nguyên liệu chính làm nên sức hấp dẫn cho món ăn này chính là những con tôm biển còn tươi nguyên được đưa lên từ Hải Phòng.
Trong khi ăn, thực khách sẽ cảm nhận được vị ngậy của nước dùng, vị thơm của tôm, của chả cá và đặc biệt là mùi hăng hăng không thể thiếu của vài miếng chả lá lốt. Nhưng đặc biệt hơn cả là hương vị của nước me chua thay thế hoàn toàn cho dấm và chanh . Món bún ăn kèm với một ít rau sống và thêm vào vài miếng ớt khi ăn.

Cá cơm kho khế

Cá cơm là loại thực phẩm chứa nhiều đạm, chất béo, các khoáng chất như sắt, canxi,selennium và các loại khoáng chất khác, tuy nhiên không nên dùng cá cơm cho người bị cao huyết áp và bệnh phong. Ngoài ra cá cơm còn là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho trẻ em và người cao tuổi.
1) Nguyên liệu:
ca_com

khe

500gr cá cơm
100 gr khế chua
Hành
Ớt, tiêu
Dầu ăn, hành lá
2) Các bước thực hiện

ca_com_kho_khe

Cá cơm làm sạch, rửa sạch, để ráo. Ướp cá với nước 4 muỗng canh mắm, ½ muỗng cà phê đường, ½ muỗng cà phê hạt nêm, nước màu để khoảng 15 phút cho thấm gia vị.

Khế rửa sạch, bỏ viền xung quanh, xắt lát mỏng. Đun nóng chảo với 2 muỗng canh dầu ăn, cho hành xắt lát vào phi thơm rồi cho cá đã ướp vào để lửa vừa.

Chờ cá sôi lên rưới thêm ít nước lọc xăm xấp cá, cho khế xắt mỏng vào, ớt xắt lát, để lửa vừa phải. Kho đến khi nước cá vừa sánh lại là được. Tắt bếp, múc cá ra đĩa, dùng nóng với cơm trắng.
Món cá cơm kho khế là món ăn ngon đậm chất Nam bộ khiến bạn ăn một lần là nhớ mãi.


Hướng dẫn làm món nghêu xào sa tế

Nghêu là loài thân mềm thường sống ở các vùng biển, từ lâu nó đã được sử dụng làm thực phẩm bổ dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam. Theo nghiên cứu thì nghêu có tác dụng Alzheimer, thiếu máu, viêm khớp, điều hòa nồng độ đường trong máu, tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho người ăn kiêng và bệnh tim...
1) Nguyên liệu chuẩn bị
500gr nghêu
1 hủ sa tế, 1 cây sả, tỏi, 1 quả ớt, hạt nêm, đường, nước mắm
Chỉ với khoảng 15-20 phút bạn có thể chế biến một món xào nhiều dinh dưỡng và ngon miệng.
ngheu

2) Các bước thực hiện


Nghêu ngâm qua nước gạo, cho vài trái ớt cay để nghêu sạch cát. Rửa sạch nghêu, để ráo. Sả đập dập, xắt khúc, tước sợi. Ớt xắt sợi.
Đun nóng chảo, phi thơm tỏi cho sả bào vào xào. Cho nghêu vào xào, nghêu vừa hé miệng, cho sa tế vào, đảo đều. Nêm hạt nêm, đường, nước mắm. Nghêu chín, múc ra, rắc ớt xắt sợi. Dùng nóng
ngheu_xao_sa_te

Chúc các bạn ngon miệng !



Nem thịt

Với thành phần chính là thịt lợn xay nhuyễn tẩm ướp gia vị, món này rất thích hợp cho mọi người khi ngồi lai rai với bạn bè hoặc người thân.

Nguyên liệu:
1 kg thịt heo nạc (đùi sau)
300g da heo loại mỏng
1 thìa cà phê muối, nước nắm, hạt tiêu, hạt nêm, 1 thìa cà phê đường phèn loại mịn, 1 thìa cà phê bột thính gạo, 2 thìa cà phê tỏi băm.
Lá chùm ruột hoặc lá vông kẹp với thịt, lá chuối hoặc lá dong để cuốn nem, lạt nhỏ hoặc dây ni-lông để buộc
thit lon

Cách chế biến
 Thịt làm sạch, cắt lát mỏng, trộn với ít muối, cho vào cối xay nhuyễn
 Da heo làm sạch, luộc vừa chín, lạng mỏng, cắt chỉ, trộn đều với thính, hong ráo
 Cho nước mắm vào nồi, cho tiếp đường, muối, tỏi vào kho khô trên lửa nhỏ đến khi có độ sệt, tắt lửa, để nguội
Trộn thịt heo xay với da heo trộn thính và nước mắm kho, quết thật dẻo đến khi có mùi thơm, ém chặt, để 30 phút, vo viên tròn
em_thit

 Cho từng viên nem vào lá chùm ruột hoặc lá vông, gói kín lại bằng lá chuối hoặc lá dong, ghép lại thành từng cặp rồi cột bằng sợi lạt hoặc sợi thun treo lên. Nếu trời nóng thì để trong 2 ngày đêm là dùng được, trời lạnh thì nên để 3 ngày  đêm.
Chúc các bạn ngon miệng !

10 món ăn ngon không thể bỏ qua ở Đà Nẵng

Đà Nẵng là 1 trong những trung tâm kinh tế văn hóa của khu vực miền Trung. Nơi đây luôn hấp dẫn du khách bởi nhiều địa điểm du lịch và ẩm thực đặc sắc
Là tâm điểm của ba di sản thế giới tại Việt Nam: Cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, Đà Nẵng trở thành nơi du lịch lí tưởng. Dạo quanh một vòng thành phố, tận hưởng không khí của mảnh đất miền Trung sẽ thấy sự khác biệt của một thành phố du lịch thân thiện với môi trường. Bạn cứ yên tâm là đồ ăn ở Đà Nẵng đúng theo tiêu chí ngon - bổ - rẻ, nhất định không sợ “lỗ”.

1. Mì Quảng
Khỏi phải nói thì ai cũng biết mì Quảng là món nổi danh của Đà Thành. Những cọng mì dày, cứng và to thô là nét đặc trưng tạo nên linh hồn của tô mì. Mì Quảng không có công thức “bất di bất dịch” mà rất đa dạng: mì Quảng sườn non, mì Quảng cá lóc, mì Quảng lươn, mì Quảng chả cua… nhưng “truyền thống” nhất là mì Quảng tôm, gà, trứng, thịt. Đặc biệt, thành phần không thể thiếu của mì Quảng là đậu phộng rang và bánh tráng mè nướng giòn.
Mì Quảng ăn khô.
10 món ngon khó cưỡng ở Đà Nẵng - 1
Những cọng mì dày, cứng và to thô là nét đặc trưng tạo nên linh hồn của tô mì Quảng (Ảnh: Internet)
Thực khách trộn đều tất cả nguyên liệu vào một tô, bên cạnh là tô nước lèo được ninh từ xương heo ngon cùng phần tôm giã lấy nước, thêm hạt điều tạo nên chất nước sánh và lên màu đẹp mắt. Mì Quảng ăn kèm với rau sống như cải, xà lách tươi, húng quế, giá đỗ, rau răm, ngò rí, bắp chuối sắt mỏng… tất cả trộn lẫn tạo nên mùi vị đậm đà khó quên.
Mì Quảng bán buổi sáng tới tầm 9h – 10h ở đường Hoàng Diệu, Phan Thanh, Trưng Nữ Vương, Hoàng Hoa Thám; một số nơi bán cả ngày như trên đường Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Công Trứ. Giá cả dao động tùy nơi, tùy tô lớn nhỏ khoảng 13.000 – 25.000 đồng/tô, bánh tráng bán kèm 3.000 đồng/cái.
2. Gỏi cá Nam Ô
Ăn rồi là dễ nghiện, nhưng ít người dám thử món này bởi nó làm từ cá sống. Gỏi cá Nam Ô có thể được chế biến từ cá mòi, cá tớp, cá cơm... nhưng ngon và thích hợp nhất là cá trích. Cá trích cỡ lớn hơn ngón tay, cắt đầu, đuôi, bụng, bỏ xương, tách thân làm hai và xắt từng miếng nhỏ, ép nước để ráo rồi đem ướp với gừng, riềng, tỏi băm nhuyễn và thính.
Nước cốt cá được đun sôi, hòa thêm với nước mắm Nam Ô, ớt, bột năng, bột ngọt tạo thành thứ nước chấm đặc trưng cho riêng món gỏi. Rau ăn kèm với gỏi cá Nam Ô rất đa dạng và đặc biệt, là đọt non của các loại cóc rừng, tim lan, lành ngạnh, lá trâm, lá dừng… vốn chỉ mọc trên trên đèo Hải Vân. Tuy nhiên, giờ đây, các món rau khác như dưa chuột, xoài, chuối… được dùng nhiều để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thực khách.
10 món ngon khó cưỡng ở Đà Nẵng - 2
Gỏi cá Nam Ô, thử là dễ nghiện
Có hai cách ăn gỏi cá: cá với rau các loại cuốn bánh tráng hoặc chỉ việc trộn cá với rau và nước chấm, cứ thế ăn. Cho rau lên bánh tráng, gắp thêm vài miếng cá lấm tấm thính riềng vàng ruộm, cuộn lại, chấm vào bát nước chấm và “cắn”. Thịt cá ngọt mát, nước chấm đậm bùi, vị riềng, ớt cay thơm, quyện với các loại lá mang hương rừng khiến người lâng lâng khó tả khi cái ngon thấm vào từng tế bào lưỡi.
Gỏi cá Nam Ô thì phải tới khu vực Nam Ô để thưởng thức mới đúng điệu. Hoặc nếu không, bạn có thể qua Nguyễn Tất Thành hay cầu Nam Ô và gọi một phần với giá từ 40.000 đồng.
3.Bún chả cá
Thực ra, cứ đến miền Trung là đâu đâu cũng dễ tìm ra quán bán bún chả cá. Nhưng bún chả cá ở Đà Nẵng mới thật đặc biệt. Bún chả cá ngon, khi ăn không có mùi tanh, chỉ nghe hương thơm ngào ngạt của tô bún kết hợp với vị ngọt thanh của rau củ quả và vị đậm đà của nước lèo khiến bất cứ thực khách nào cũng phải xuýt xoa…
Bún chả cá còn được ăn kèm với rau sống, như xà lách, húng, quế, giá đỗ sống. Đặc biệt, không thể thiếu đối với món bún chả cá là ớt tỏi giã và hành ngâm giấm đường. Vị chua chua ngọt ngọt của hành hương cộng với vị cay của ớt tỏi khiến người ăn có những trải nghiệm thú vị không thể nào quên.
10 món ngon khó cưỡng ở Đà Nẵng - 3
Chả cá làm từ cá tươi và nước lèo ngon ngọt làm thành bún chả cá của Đà Nẵng mà hiếm nơi nào có được (Ảnh: Internet)
Ngoài món bún chả cá, người Đà Nẵng còn khoái khẩu với món bún cá lát. Thay vì chả cá thì người ta để nguyên cá tươi, cắt khoanh và kho sơ qua với gia vị cho thấm. Các loại cá này thường là cá thu, cá ngừ hoặc cá cam tùy vào mỗi mùa trong năm tại Đà Nẵng.
Có nhiều quán bún chả cá ở đây, nhưng một số nơi bạn nên ghé qua nếu tiện đường: quán trên đường Hoàng Diệu (ngay bên cạnh tòa nhà Hoàng Anh Gia Lai) bán cả ngày từ 7h - 21h; quán bán suốt đêm trên đường Hùng Vương; quán lại chỉ bán buổi sáng từ 6h - 10h ở đường Trần Cao Vân (đối diện chợ Tam Tòa). Tất cả đều có giá phải chăng vô cùng, chỉ từ 15.000 đồng/tô.
4. Bánh tráng thịt heo
Không đòi hỏi chế biến cầu kì, mà đơn giản và rất dễ ăn. Thịt heo cuốn bánh tráng ở Đà Nẵng nổi tiếng vì nguyên liệu được chọn kỹ càng, khiến hương vị hoàn hảo. Thịt heo chỉ lấy phần mông hoặc vai, sau đó đem hấp hơi để giữ nguyên vị ngọt. Rau đều thuộc loại thông dụng, rất dễ tìm nhưng phải đảm bảo tươi xanh, không héo úa gồm xà lách, húng quế, diếp cá, hành lá, rau thơm, rau đắng, giá, búp chuối trắng, dưa leo, chuối chát…
10 món ngon khó cưỡng ở Đà Nẵng - 4
Món bánh tráng thịt heo đơn giản và rất dễ ăn (Ảnh: Internet)
Tuyệt chiêu của món này phải kể đến mắm nêm, loại nước chấm không thể thay thế. Đây là điều làm ai ai cũng phải nhớ mãi khi thưởng thức món bánh tráng cuốn thịt heo. Qủa vậy, khó thể nào từ chối cái dai dai của bánh tráng kết hợp với vị mềm mại của mì ướt, thêm chút ngọt sắc của thịt, vị tươi mát của rau và cay nồng nàn của mắm nêm.
Để tròn vị, bạn nên chọn quán trên đường Châu Thị Vĩnh Tế hoặc Hải Phòng, Duy Tân, Lê Duẩn, Đỗ Thúc Thịnh… tùy nhà hàng sang trọng hay bình dân với giá khoảng từ 30.000 - 80.000 đồng.
5. Bánh xèo
Bánh xèo Đà Nẵng không nhỏ quá và cũng không lớn quá, chỉ riêng một kích cỡ vừa ăn. Bánh xèo ở Đà Nẵng được làm tự bột gạo xay có thêm lòng đỏ trứng và bột nghệ, đúc trên chảo nóng. Nhân bánh cũng được lựa kỹ, chỉ làm từ tôm còn sống, thịt ba chỉ nửa nạc nửa mỡ và giá đỗ tươi. Rau sống sạch sẽ,  gồm xà lách, húng quế, chuối chát, rau cải con… Nước tương pha chế từ gan heo và đậu phụng xay tạo thành một loại nước chấm có hương vị bùi bùi, béo béo, bên cạnh một chén nước mắm ớt tỏi pha theo kiểu truyền thống.
10 món ngon khó cưỡng ở Đà Nẵng - 5
Chỉ nhỏ bằng bàn tay nhưng thơm ngon và hấp dẫn với nhân thịt, tôm và giá đỗ (Ảnh: Internet)
Bánh xèo ăn nóng, quấn trong bánh tráng mỏng hoặc lá cải to. Từng miếng bánh khi vào trong miệng còn thấy được độ giòn vừa, thêm mùi béo ngậy, vị ngọt của tôm và thịt với man mát các loại rau hòa chút chát chát của chuối xanh. Ăn một lần rồi nhớ mãi. Giá bành xèo cũng “mềm”, chỉ từ 5.000 đồng/cái trên đường Hoàng Diệu, Hải Phòng…
6. Bánh bèo
Thứ bánh dân dã, mộc mạc từ nguyên liệu đến hương vị lại có sức quyến rũ lớn đối với cả dân bản địa và du khách tới Đà Nẵng. Chỉ một tên nhưng bánh bèo có rất nhiều loại, được phân biệt bởi hình dáng và cách ăn. Bánh bèo tai được sắp sẵn lên đĩa, bánh bèo chén được đúc sẵn trong chén tròn nhỏ. Và tất cả đều có nhân bánh hấp dẫn bên trên.
Nhân bánh  làm từ tôm, cá bào ướp gia vị và sấy khô trên than hồng để loại mùi tanh. Hoặc cũng có nhân làm từ thịt nạc, nấm mèo…tạo nên một loại hỗn hợp đặc quánh có màu cam tươi rất đẹp mắt. Bánh bèo còn được ăn kèm với nem chua, chả bò cây. Tuy nhiên, món bánh bèo ngon hay không được quyết định bởi nước mắm ăn kèm. Chỉ là mắm ớt tỏi bằm nhuyễn được pha loãng với nước sôi nguội thêm ít chanh và đường nhưng lại khéo hợp với thứ bánh trắng mềm ấy.
10 món ngon khó cưỡng ở Đà Nẵng - 6
Bánh bèo thanh đạm, dân dã ngon lạ kỳ (Ảnh: Internet)
Đến Đà Nẵng, ngồi quanh gánh bánh, vừa ăn vừa húp thứ nước mắm có vị ngọt thanh và thơm hương chanh mới thật thú! Bạn có thể tìm thấy các quán bánh bèo, bánh ướt bánh lọc ở bất kỳ con phố, ngõ hẻm nào trong thành phố và nhà hàng, khách sạn.
Không kể đến những gành hàng rong thì khu bánh bèo ở chợ Cồn (cổng đường Hùng Vương), Hoàng Diệu, Hải Phòng, Ông Ích Khiêm (bán từ trưa, chỉ từ tháng 9 – tháng 2 hàng năm)… là chỗ nên thử. Mỗi chén bánh bèo chỉ khoảng 1.500 đồng.
7. Bê thui Cầu Mống
“Bê thui Cầu Mống” còn được người dân Đà Nẵng gọi với cái tên quen thuộc “bò tái Cầu Mống”. Món này nổi danh ngang hàng với mì Quảng.
Nghệ thuật thui bê gần như là một bí truyền và hiện không còn nhiều người làm được, vì yêu cầu đặc biệt của nó. Miếng thịt bê khi đưa ra khỏi lò phải đạt đủ hai tầng thịt tái, chín rõ rệt, còn bì (da) thì phải chín đến độ trong suốt, đồng thời lại giòn mềm vừa phải. Khi dọn ra, được pha thái khéo léo, từng miếng thái có cả phần thịt lẫn da.
10 món ngon khó cưỡng ở Đà Nẵng - 7
Món bê thui không đâu đặc biệt như ở Cầu Mống (Ảnh: Internet)
Mắm phải là loại mắm cá cơm nguyên con, đem về được gạn lấy nước, thêm đường, ớt tỏi giã nhuyễn, cùng ít gừng và mè rang thơm vàng rất hấp dẫn. Rau ăn kèm với bê thui rất phong phú, bao gồm loại rau Trà Quế, tía tô, xà lách, cải non, khế chua, chuối chát xắt lát mỏng, ngò thơm , húng, quế và giá đỗ…
Trải miếng bánh tráng, đặt lên vài lát thịt bê thui, cuốn chung với rau sống, chấm nước mắm, nhai thật kĩ mới cảm nhận hết vị ngon ngọt của thịt bê cộng với vị mặn đậm đà thơm ngon của mắm quả khiến người ta dễ “quên sầu”. Bê thui Cầu Mống ngon nhất là ở Cầu Mống, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, cách Đà Nẵng 15km.
8. Chè xoa xoa hạt lựu
Xoa xoa nấu từ rau câu, hạt lựu làm từ bột lọc loại ngon, thạch đen được chế từ một loại lá cây mát trên rừng, đặc biệt nước cốt dừa được ép từ dừa nguyên chất…tất cả hợp lại làm nên thức uống ngon, mát lành. 
Khi ăn, độ giòn giòn của thạch, nước dừa và đậu xanh đánh béo ngậy cộng thêm cái dai dai của hạt lựu làm cho người ăn quên hết mệt mỏi. Trong những ngày nắng, xoa xoa hat lựu thật là thứ giải khát tuyệt vời.
10 món ngon khó cưỡng ở Đà Nẵng - 8
Ngày nắng mà có ly chè xoa xoa hạt lựu thì còn gì bằng (Ảnh: Internet)
Có nhiều quán xoa xoa hạt lựu nhưng ngon nhất vẫn là ở chợ Cồn, hay một số quán trên đường Trần Bình Trọng (ngay ngã ba Trần Bình Trọng và Ngô Gia Tự), Phan Thanh… với giá chỉ từ 5.000 đồng/ly. 
9. Ốc hút
Đến Đà Nẵng bất cứ mùa nào trong năm, bạn đều có cơ hội được thưởng thức món ăn đặc biệt này.
Ốc hút, là tên gọi dân dã người dân Đà Nẵng gọi riêng món ốc xào sả ớt. Ốc gạo, ốc bươu, ốc đắng... đem về ngâm, rửa sạch rồi đợi ráo nước, đem xào với sả ớt, gia vị, công thức không có gì đặc biệt mà vị thì đậm đà. Đến Đà Thành, chiều chiều lê la bên quán vỉa hè cùng người thân, bạn bè, hút ốc bằng tay, vừa ăn vừa hít hà vì cay, gọi thêm bánh tráng rồi chấm chấm nước ốc mặn mặn cay cay thì thật thích.
10 món ngon khó cưỡng ở Đà Nẵng - 9
Đi cùng bạn bè, tắm biển xong, khi lên xuýt xoa, hít hà ốc hút cay xè là trải vị khó quên khi tới Đà Nẵng (Ảnh: Internet)
10. Mít trộn
Mít trộn, chỉ đơn giản là mít non luộc chín vừa tới, xé tơi để trộn gỏi thịt ba rọi hoặc tôm thẻ hay da heo xắt sợi, thêm đậu phộng giã dập, hành phi, nước mắm chua ngọt với ít rau răm và húng lủi. Nhưng lại khiến người ta ngây ngất trong mùi thơm quyến rũ và màu sắc bắt mắt.
10 món ngon khó cưỡng ở Đà Nẵng - 10
Bánh tráng xúc mít non trộn – không thử thì phí ½ chuyến đi (Ảnh: Internet)
Ăn mít trộn cùng bánh tráng mè là “đúng sách”. Bẻ một miếng bánh tráng, xúc một miếng mít trộn, cái giòn rụm của bánh tráng, vị bùi và ngọt của mít non, chút giòn sựt sựt của da heo, thêm vị thơm của đậu phộng, hành phi và chút cay cay của ớt, rau thơm... tất cả tạo nên vị ngon khó cưỡng.
Các quán thường bán chung 2 loại đồ ăn này vào buổi chiều đến tối, ngon nhất là trên đường Ông Ích Đường (đối diện dệt may Hòa Thọ), Phạm Văn Nghị… Giá rất bình dân, chỉ khoảng 25.000 đồng/đĩa ốc, 10.000 đồng/ đĩa mít.
Đà Nẵng ngoài là chốn ẩm thực ngon – bổ - rẻ còn có nhiều chỗ chơi: sông Hàn thơ mộng, Bà Nà Hill, Bán Đảo Sơn Trà, ngũ hành sơn, đèo Hải Vân, bãi biển Mỹ Khê, Bải Bụt, Gềnh Bàng… Đà Thành vừa thích hợp cho du khách thích nghỉ biển, tắm nắng, lại vừa thỏa mãn những người đam mê núi cao. Đó là một điểm đến nhiều lợi ích và khá thú vị cho hè này.

Cà tím xào ếch


Cà tìm là loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng như Vitamin A, B1, B2, C, P và các loại protein. Ăn cà tím giúp giảm cholesterol trong máu, tốt cho người bị bệnh tim mạch, cao huyết áp và đặc biệt nó còn có tác dụng ngăn ngừa ung thư.

Thịt ếch, theo đông y thì đây là loại thực phẩm có tính hàn, vị ngọt, không độc và có tác dụng rất tốt với trẻ bị biếng ăn, còi xương, mụn nhọt, rôm sẩy, quấy khóc, ngủ không yên, bồi bổ phụ nữ sau sinh....
Sự kết hợp của 2 loại thực phẩm trên tạo thành một món ăn rất bổ dưỡng, đặc biệt đối với trẻ em và phụ nữ.
Hôm nay tôi xin giới thiệu với các bạn cách làm món "Cà tím xào với thịt ếch" chỉ với khoảng 15 phút nấu nướng là bạn đã có một món ăn thơm ngon bổ dưỡng cho gia đình mình. Đây là món ngon khá phổ biến ở các tỉnh miền Trung và Bắc

1) Nguyên liệu:
500 gr thịt đùi ếch
3 trái cà tím
Dầu ăn, tỏi, hành
Hành lá, ớt, muối, tiêu, nước mắm
ca_tim
Cà tím

thit_dui_ech
Đùi ếch

2) Cách chế biến:
Đùi ếch rửa sạch. Cho tỏi, hành băm nhỏ, 1/2 thìa cafe muối, nước mắm để khoảng 15 phút để  thịt ếch ngấm đều gia vị.
Cà tím cắt cuống, thái lát mỏng, ngâm trong nước lạnh pha muối khoảng 5 phút rồi bỏ ra rửa sạch.
Hành lá cắt khúc khoảng 3-5 cm
ca tim xao thit ech
Cà tím xào thịt ếch

Đun nóng chảo, phi thơm hành tỏi băm. Cho thịt ếch vào xào săn, gần chín. Cho tiếp cà tím vào đảo đều. Nêm nếm gia vị vừa ăn, xào cà gần chín, thì tắt bếp. Múc cà ra đĩa, trang trí, rắc tiêu. Dùng nóng với cơm trắng.
Chúc các bạn ngon miệng !

Canh hạt sen rong biển

Hạt sen không chỉ là món ăn ngon, bổ,mà còn là vị thuốc quý trong đông y. Theo tài liệu đông y cổ thì hạt sen (liên nhục) vị ngọt, sáp (làm cho chặt lại, kín lại), tính bình (không nóng, không lạnh), có tác dụng chữa di tinh, mộng tinh, tiêu chảy, mất ngủ, chậm tiêu, đầy bụng, ăn kém, chữa khát do sốt cao, mất nước.
Còn rong biển từ xưa được biết đến như là loại thực phẩm bổ dưỡng. Còn ngày nay, khoa học đã chứng minh được rong biển có nhiều chất có lợi cho sức khỏe. Cụ thể, rong biển giúp thải độc và giảm cholesterol trong máu, giúp giảm huyết áp đối với người cao huyết áp, phòng chống các bệnh ung thư đường tiêu hóa, ngoài ra nó còn rất tốt cho phụ nữ mang thai và trẻ con biếng ăn.
Hôm nay daynauan.tk xin giới thiệu với các bạn món ăn "canh hạt sen rong biển". Đây là món ăn kết hợp giữa 2 loại thực phẩm bổ dưỡng trên. 
1) Nguyên liệu
- 20g rong biển khô (tảo bẹ).
rong_bien
Rong biển

- 100g hạt sen.
hat_sen
Hạt sen

- 100g nấm rơm.
- 1 củ cà rốt nhỏ.
- 1 củ gừng nhỏ.
- Muối, tiêu, hạt nêm, ngò, nước tương.
2) Cách chế biến:
Cho rong biển vào nước ngâm cho nở ra.
Nấm rơm cắt làm hai, ngâm nước muối.
Gừng cắt lát đập dập.
Cà rốt cắt lát 

Chế biến:
Cho khoảng nửa lít nước vào nồi đun sôi. Cho gừng và hạt sen vào nấu trong khoảng 5-10 phút cho hạt sen chín. Sau đó cho cà rốt và nấm rơm vào nấu chung.
Nêm vào nồi một muỗng nước tương, hạt nêm. Nêm nếm cho vừa ăn. Sau cùng là cho rong biển vào rồi tắt bếp.
hat_sen_nau_rong_bien

Múc canh ra tô, cho tiêu và ngò thái nhỏ vào. Vậy là bạn đã có ngay một món ăn ngon đãi khách, mà không quá khó để thực hiện.
Chúc các bạn ngon miệng !


Nấm đùi gà xào tỏi

Nấm đùi gà có tên khoa học là Pleurotus eryngii, là loại mới được phát gần đây. Đây là loai nấm ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, với hàm lượng protein gấp 4-6 lần loại rau thông thường khác. Ngoài ra, theo nghiên cứu nấm đùi gà còn có tính dược học cao, có chứa đủ 8 loại axit amin không thay thế. Với những đặc điểm trên, nấm đùi gà là lừa chọn đáng lưu ý cho các chị em khi cần một bữa cơm gia đình thật giàu dinh dưỡng. Hôm nay daynauan.tk sẽ giới thiệu với các bạn món "Nấm đùi gà xào tỏi".
1) Nguyên liệu:
- 500 gr nấm đùi gà
- 2 muỗng cafe sa tế
- 2 muỗng cafe tỏi bằm
- 2 muỗng cafe dầu hào
- Một ít đường, bột gà và dầu ăn
2) Cách làm như sau: 
- Nấm đùi gà cắt khúc khoảng 12-15 cm, bỏ phần tai nấm, rửa sạch. Chần sơ nấm qua dầu hào, sau đó luộc khoảng 1 phút rồi vớt ra.
nam_dui_ga
Nấm đùi gà

- Cho 2 muỗng cafe dầu ăn vào chảo, phi thơm tỏi bằm với sa tế. Cho nấm vào xào, đảo đều cùng với 1 ít nước tương để nấm có màu sắc đẹp. Ngoài ra bạn có thể cho thêm đậu c
- Nêm vừa ăn. Cho nấm ra đĩa và trình bày thêm rau thơm, carot cho đẹp mắt.
Chúc các bạn ngon miệng !