Showing posts with label am-thuc. Show all posts

Cách phân biệt thịt trâu và thịt bò

Thịt bò và thịt trâu đều đỏ, phân biệt bằng cách quan sát kỹ: Thịt trâu có màu sẫm đen và mỡ trắng trong khi mỡ thịt bò vàng.

Đôi khi trong một sạp thịt bò, người bán sẽ trộn lẫn thịt bò và thịt trâu vì hai loại thịt này đều là thịt đỏ, không để ý sẽ khó phân biệt. Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy thịt trâu có màu sẫm đen, mỡ thịt trâu trắng trong khi mỡ thịt bò vàng. Hơn nữa, thớ thịt trâu rất to, thô hơn nhiều so với thịt bò.

Ngoài ra, hiện nay cũng có tình trạng trộn lẫn thịt lợn và thịt bò, thường là thịt lợn già (vì thịt già sẽ đỏ hơn thịt lợn tơ). Do đó, nhìn thoáng qua, nhiều người dễ bị lầm. Thông thường, thịt lợn dù có đỏ cũng không thể sánh với thịt bò.




Thịt bò nặng mùi, chỉ cần sờ tay vào, đưa lên ngửi sẽ cảm thấy mùi tanh. Do đó nếu nghi ngờ có thịt lợn trộn lẫn, bạn nên ấn tay vào miếng thịt, lật qua lật lại xem xét kỹ rồi ngửi thử. Cách tốt nhất là không chọn miếng thịt không tươi màu, hơi tái và nhợt nhạt.

Bí quyết để thịt bò mềm

Sau khi ướp gia vị xong, hãy cho từ 2 đến 3 muỗng cà phê dầu ăn vào và ướp trong khoảng 20-30 phút. Khi xào, để lửa thật to, xào thật nhanh, vừa chín là nhắc xuống ngay.

Với các món bò nướng hay bò hầm, khi ướp nên cho vào bò ít nước thơm (khóm, dứa), để trong 5-10 phút thịt sẽ mềm và ngon. Ngoài ra, trong quá trình nấu bò, có thể cho vào ít bia, bò sẽ thơm, mềm, đậm đà hơn bình thường.

Cách khử mùi hôi của thịt bò

Với nhiều người, thịt bò có vị gây và khó ăn hơn thịt lợn rất nhiều. Do đó, nếu không tìm cách loại bỏ hết mùi gây, họ sẽ cảm thấy rất khó ăn.

Cách xử lý là hãy cho bò vào nồi nước lạnh (nước ngập miếng thịt) rồi đặt lên bếp đun nóng lên (chứ không sôi). Lúc này, bề mặt thịt sẽ nóng và ngưng kết lại, làm cho mùi gây trong miếng thịt giảm đi. Cách làm này chỉ nên dành cho món bò nấu, hầm, thái miếng lớn.


Cách luộc gà và rán cá ngon

Bí quyết luộc gà, rán cá
Cho sữa bò vào cá đông lạnh khi nấu, không vớt gà ra liền khi vừa tắt bếp... là những bí quyết rất hữu ích cho bạn trong việc làm bếp.
 Cách nấu thịt bò mau mềm
 Bí quyết hấp cá thơm ngon
Những thực phẩm như cá, bò, gà luôn xuất hiện thường xuyên trong bữa ăn chúng ta. Dưới đây là các bí quyết hữu ích mà đầu bếp Hải Long chia sẻ để bạn có cách sử dụng các loại thực phẩm đó một cách hiệu quả nhất:






Luộc gà đúng cách


- Đầu tiên bạn phải biết cách lựa gà, nên chọn gà ta có da màu vàng nhạt tự nhiên và mỏng đều toàn thân, thịt săn chắc, phao câu nhỏ, mỡ vàng không nhiều ở phần cổ và phần đùi. Gà công nghiệp luộc thịt sẽ bị mềm bở, không giòn và ngon, vì vậy bạn nên chọn gà ta hoặc gà thả vườn,. Nên luộc gà tươi là tốt nhất, nếu để đông lạnh cần rã đông hoàn toàn rồi mới luộc.


Để gà nguội rồi chặt, gà sẽ không bị nát. Ảnh: N.S.
- Đun sôi nước đặt gà vào trong nồi, đun cho gà bớt mùi hôi. Lại đặt gà vào nồi nước dùng, thêm nước ngập qua mình gà, thêm vài lát gừng và hành hoa cuốn để làm giảm mùi tanh của gà.

- Khi luộc để bụng gà hướng xuống dưới và đổ nước sao cho vừa ngập cả con gà là được. Nồi luộc không nên quá to vì sẽ mất thời gian luộc lâu hoặc quá nhỏ cũng khó trở gà cho chín đều.

- Để lửa lớn trong 10 phút, lật thân gà, đun tiếp trong 5 phút nữa. Tắt bếp, để gà ngâm trong nồi khoảng 10 phút trước khi vớt ra. Khi vớt gà ra, ngâm ngay vào nước lạnh, để mặt da gà xuống dưới. Sau khi làm lạnh mặt da gà, lật lại để cả thân gà được làm lạnh hoàn toàn.

Chế biến cá

Khử mùi tanh của cá: Cá sau khi làm sạch, dùng rượu nho đỏ để ướp một lúc, mùi thơm của rượu sẽ làm cá hết mùi tanh.

Cá sông ngoài mùi tanh của cá còn mùi tanh của bùn. Dùng nước muối để rửa hoặc dùng muối xát lên cá, khi chế biến, cá sẽ không còn tanh. Bạn cũng có thể ngâm cá đã làm sạch vào nước lạnh có pha một ít dấm hoặc trộn một ít hạt tiêu hay lá nguyệt quế.


Dùng ít gừng chà xát vào chảo nóng trước khi rán sẽ làm cá thơm và không có mùi tanh. Ảnh: N.S.
Dọc hai bên sống lưng của cá chép có 1 sợi gân trắng, chính sợi gân này gây nên mùi tanh. Khi làm cá, cắt sát mang cá một miếng nhỏ để đường gân này lộ ra. Dùng nhíp kẹp chặt rồi rút nhẹ ra, cá chép sẽ không còn tanh.

Nấu canh cá: Trước hết, cho gia vị vào nước nấu sôi, sau đó cho cá vào, cho một thìa canh sữa bò, vừa làm mất mùi tanh của cá, vừa làm cho thịt cá mềm có mùi thơm ngon. Bạn cũng có thể cho vào mấy hạt táo tàu, sẽ làm mất mùi tanh và tăng thêm hương vị.

Khi nấu cá đã qua đông lạnh, cho một ít sữa bò vào nồi cá, cá sẽ có mùi vị như cá tươi.

Làm cá rán: Làm sạch cá, dùng vải hoặc giấy thấm khô nước, để tránh nổ khi rán cá và tránh nát da cá. Lấy một lát gừng tươi xát đều vào lòng chảo nóng, cho dầu vào đợi dầu sôi mới cho cá vào thì sẽ không bị nát da cá.

Khi rán cá, chú ý cho lửa nhỏ, rán xong một bên, lật sang bên khác, đợi khi hai bên đều vàng thì lấy ra đĩa. Rán cá cắt miếng thường bị nát. Để tránh điều này, hãy ướp cá với muối 10-15p, sau đó mới dùng dầu rán.

Khi rán cá nước ngọt, bạn cho cá vào ngâm với rượu nếp một lúc, sau đó mới bọc bột để rán, như vậy mùi tanh sẽ không còn nữa.

Chế biến thịt bò

Xào thịt bò mềm:

- Muốn cho thịt bò mềm khi xào, sau khi ướp gia vị, cho 2-3 thìa dầu ăn vào trộn đều ướp cùng khoảng 20 đến 30 phút. Khi chế biến, xào nhanh thịt trên lửa lớn; cho thịt ra khỏi chảo ngay khi xào xong.


Ướp thịt bò với dầu ăn trước khi chế biến, thịt bò sẽ nhanh mềm. Ảnh: K.H.
- Đối với thịt bò dai, trước khi xào nên ngâm vào nước có pha một ít chất natri cacbonat (NANCO3) vài phút, sau đó vớt ra để ráo rồi xào, thịt sẽ trở lên mềm và ngon hơn.

Chế biến thịt bò già:

Thịt bò già thường rất dai và ninh rất lâu nhừ. Để giúp thịt mềm trở lại, trước hết xoa lên thịt một lớp mù tạt, để trong vòng 6-8 giờ, sau đó rửa sạch thịt rồi cho vào ninh.

Trong khi ninh nên cho thêm ít rượu trắng hoặc giấm. 1 kg thịt bò cho 2, 3 thìa rượu hoặc 1 thìa giấm. Bạn cũng có thể lấy một miếng vải sạch gói một ít trà, cột chặt gói trà lại, bỏ vào nồi hầm thịt bò.

Mẹo hấp cá ngon- Cách hấp cá ngon

Cá hấp là một món ăn ngon hấp dẫn và phổ biến của người dân Việt Nam đặc biệt là miền bắc. Tuy nhiên nếu không biết chế biến đúng cách sẽ khiến món ăn có vị tanh và rất khó ăn. Hãy cùng tham khảo những cách dưới đây để có một món cá hấp dẫn.
- Mùi tanh đặc trưng của cá là do chất histamine tạo ra. Cá tươi thì mùi tanh sẽ nhẹ bớt. Để hạn chế mùi tanh của cá, khi hấp bạn nên cho vào một chút rượu trắng hoặc bia và gừng, đầu hành hay sả cây đập dập.


- Khi thực hiện những món cá hấp đặc biệt như cá hấp xì dầu, cá hấp tàu xì, Tứ Xuyên hay chưng tương, ngoài gia vị chính, bạn nên cho chút gừng cắt sợi hay băm nhuyễn. Gừng vừa làm bớt mùi tanh của cá, vừa làm cho món cá hấp thêm ngon, lại ấm bụng.

- Thật khó chịu khi món cá hấp cứ vỡ nát dù bạn đã rất cố gắng nâng niu nó. Hãy thử xắt vài khoanh hành tây mỏng lót phía dưới sẽ giúp món cá hấp của bạn thơm hơn, cá sẽ chín đều và không bị nát.
- Thêm một bí quyết nữa là khi hấp cá, nếu bạn để một miếng mỡ gà lên mình cá, thịt cá sẽ béo ngậy thơm ngon hơn rất nhiều.
 Chúc các bạn nấu được món cá hấp như ý !

Mẹo vặt ẩm thực- Cách rửa rau sạch và an toàn

Bạn nghĩ rằng rau chỉ cần rửa từ 2 – 3 nước là sạch rồi. Nhưng thực tế thì lại không phải vậy.  Khi nấu lên các vi khuẩn và kí sinh trùng sẽ chết hết. Và để rau thực sự sạch thì cách rửa rau phải cầu kì hơn thế rất nhiều. Chị em có thể tham khảo thông tin về cách rửa rau an toàn dưới đây nhé:
1) Nước rửa, ngâm
Phải đảm bảo là nước thật sạch. Hiện nay có nhiều địa phương vẫn còn rửa rau trong nước ao, hồ, sông, ngòi… vì thế không đảm bảo vệ sinh và an toàn sức khỏe.
2)Rau ăn lá
- Với rau lá to: Đó là những loại rau như cải, xà lách… thì phải bẻ ra từng nhánh, từng lá, để dưới vòi nước chảy mạnh một hồi lâu cho sạch hết ký sinh trùng nếu có. Lật tiếp qua bề kia rửa tương tự như vậy.
- Các cành rau nhỏ như rau muống, xà lách xoong, rau đắng… phải rửa làm nhiều lần, sau đó rửa từng mớ nhỏ bằng nắm tay dưới vòi nước.
Sau khi rửa rau dưới vòi nước xong có thể đem rửa lại rau trong chậu 1 – 2 nước nữa.

Để loại bỏ các khuẩn tả thì sau khi rửa, có thể ngâm rau qua nước. Một chậu nước khoảng 10 lít chỉ cho lưng thìa cà phê (một thìa nhỏ) muối ngâm trong vòng 5 phút.
Chị em lưu ý, không nên ngâm rau trong nước quá lâu vì sẽ làm mất một lượng lớn vitamin và khoáng chất (căn cứ vào nguyên lý thẩm thấu, nếu ngâm lâu rau trong nước sẽ khiến nước bên ngoài xâm nhập vào rau để đạt trạng thái dung dịch cân bằng. Đến khi vách tế bào bị phá vỡ do lượng nước thẩm thấu quá nhiều thì dung dịch trong tế bào chất sẽ hoà tan với môi trường nước bên ngoài. Vì vậy, các chất dinhdưỡng trong rau cũng bị hoà tan).
3) Rau ăn quả
Các loại rau ăn quả như cà chua, dưa chuột… Khi mua về không nên ăn liền mà rửa sạch từng quả rồi bọc nilon cho vào tủ lạnh, ăn sau 2 ngày. Với cách này, rau quả vẫn đảm bảo độ tươi ngon, vừa có thời gian để thuốc (có thể là thuốc trừ sâu) phân hủy.
Còn nếu các loại rau quả cần ăn ngay thì nên rửa sạch dưới dòng nước rồi ngâm nước muối. Tuy nhiên, tránh ngâm nước muối rồi cho vào tủ lạnh để cách ngày vì quả dễ bị hỏng.
Rau ăn củ
Khi chế biến rau củ như khoai tây, cà rốt, su hào… nên rửa sạch vỏ sau đó gọt và rửa lại lần nữa. Cách này hạn chế các chất bẩn dính ngoài vỏ củ vào phần thịt củ đã gọt.

4) Rau ăn hoa
Có nhiều loại rau ăn hoa như: Hoa bí, nụ mướp, hoa thiên lý, hoa so đũa, hoa điên điển… Hoa thường ở trên cao và rất kỵ với các loại thuốc bảo vệ thực vật hay phân phun trực tiếp vào, khó dính bẩn hơn. Khi phun, người trồng phải dùng lá đậy mặt hoa nên chế biến chỉ cần rửa hoa sạch dưới vòi nước là đảm bảo an toàn
.

Một vài mẹo vặt nhà bếp cho chị em

Những mẹo vặt trong nấu nướng dưới đây sẽ khiến công việc nấu nướng của bạn nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
1. Khi mặt bàn của bạn bị dính mỡ thì các đồ vật trên đó rất dễ bị trơn trượt. Do vậy nếu bạn đặt thớt lên một chiếc khăn mặt hoặc khăn tắm cũ thì nó sẽ không bị trượt trên bàn bếp trơn khi bạn thái, chặt đồ ăn.



2. Rau củ quả để trong tủ lạnh hường bị héo khi đem ra nấu. Để chúng tươi trở lại thì ta thả chúng vào nước lạnh trước khi nấu. Nguyên nhân khiến rau củ héo là do thiếu nước, khi thả chúng vào nước lạnh, nước sẽ dễ dàng thâm nhập hơn vào các tế bào và có thể làm chúng tươi, giòn trở lại.


3. Nếu bạn không muốn gãy móng tay vì bóc vỏ cam, chanh, hãy cho chúng vào lò vi sóng khoảng 15 giây trước khi bóc.


4. Nếu bạn nhỡ tay cho quá nhiều muối vào món ăn? Hãy trung hòa lại với một chút giấm. Giấm là gia vị rất tốt để trung hòa muối ăn

5. Bạn sợ mùi hành, tỏi còn vương trên tay cả ngày sau khi thái? Hãy cọ một chiếc thìa inox lên tay trong khi rửa tay với xà phòng và bạn sẽ thấy tác dụng khử mùi bất ngờ của nó.

6. Rửa rau mùi bằng nước nóng giúp rau giữ mùi thơm được lâu hơn và tươi, xanh hơn.



Cách nhận biết rau quả an toàn

Trong những năm gần đây, những vụ ngộ độc rau xanh có xu hướng gia tăng và rất khó kiểm soát, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Xin giới thiệu một số kinh nghiệm nhận biết rau an toàn.
Trong những năm gần đây, những vụ ngộ độc rau xanh có xu hướng gia tăng và rất khó kiểm soát, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Xin giới thiệu một số kinh nghiệm nhận biết rau an toàn.

Rau xanh cung cấp các vitamin, chất khoáng, protein, đường, vi lượng cần thiết cho cơ thể con người, làm tăng tỷ lệ tiêu hóa thức ăn, khả năng đồng hóa và hấp thu dinh dưỡng của cơ thể, tăng khẩu vị để ăn ngon miệng các món ăn khác.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, những vụ ngộ độc rau xanh có xu hướng gia tăng và rất khó kiểm soát, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rau xanh không an toàn là do người sản xuất chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật trồng đã được khuyến cáo, tập huấn (nhất là về bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh), rau nhiễm khuẩn trong quá trình thu hoạch, bảo quản, lưu thông phân phối. Xin giới thiệu một số kinh nghiệm nhận biết rau an toàn và không an toàn để bạn đọc tham khảo.

Rau cải: non mơn mởn, lá màu xanh ngắt, không thấy dấu vết sâu bệnh, thân chắc mập và đều tăm tắp thì đó là rau cải được bón nhiều phân đạm nitrat. Bạn không nên sử dụng rau cải này, nhất là ăn sống.

Mướp đắng: những quả to, màu xanh đậm, mướt mát, thân phình to, da láng bóng là những quả hái từ cây bón nhiều đạm, chất kích thích sinh trưởng nên chất lượng sẽ kém và thường bị nhiễm độc khi ăn. Bạn nên chọn những quả có kích thước vừa phải theo loại giống trồng, mặt vỏ có nhiều gân nhỏ li ti để dùng thì sẽ an toàn và chất lượng.

Đậu cô ve: những quả dài, bóng, ít lông tơ, phân đốt rõ, hầu như không có quả nào có vết sâu bệnh thì đó là đậu có bón nhiều phân bón lá, các chất vô cơ thấm vào quả chưa được chuyển hóa thành hữu cơ, có phun thuốc hóa học trừ sâu vào thời gian sát khi thu hoạch, ăn loại đậu này dễ bị độc hại.

Giá đỗ: những cọng giá tròn lẳn, thân trắng nõn, ít rễ là giá được ngâm ủ qua một công nghệ "kinh dị": khi hạt đỗ nảy mầm, người ta dùng phân bón lá trộn với các loại thuốc trừ sâu, đem pha loãng tưới lên mầm giá rồi ủ kín, thuốc có tác dụng thúc giá đỗ nảy mầm nhanh và phát triển hơn bình thường. Loại giá này khi xào sẽ có nước đục, ăn không ngon và dễ gây độc hại.

Rau cần nước: không nên dùng những cây rau thân phình to, thân và ngó có màu trắng nõn bất thường vì loại cần này đã được bón quá nhiều phân (phân chuồng, phân hóa học, phân bón qua lá) và phun nhiều thuốc trừ sâu bệnh. Loại cần này rất nhanh héo và héo nhiều sau khi thu hoạch, chất lượng giảm và cũng dễ bị độc hại khi ăn.





Khi chế biến các loại rau có bẹ (rau cải, cải thảo...) bạn nên tách rời từng lá và cắt bỏ phần gốc lá, nhặt bỏ những lá sâu, ngâm rau vào nước muối loãng hoặc nước có hòa thuốc tím trong thời gian khoảng 15 phút sau đó vớt ra đem rửa kỹ dưới vòi nước chảy vài lần rồi mới chế biến. Cách làm này tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả, có thể làm sạch thuốc trừ sâu, phân bón bám dính trên rau, có tác dụng sát khuẩn, tẩy rửa trứng giun, sán trên rau, qua đó giảm thiểu nguy cơ xâm nhiễm thuốc hóa học và các vi sinh vật có hại vào cơ thể người dùng, nhất là khi ăn rau sống.

Nguồn: internet

Cách chế biến món nướng an toàn- Mẹo làm món nướng ngon nhất

Cách làm cho than không bùng lửa và thịt không bị cháy sém
 Khi nướn thịt ta thường thấy lửa bùng cháy và cháy sém thịt. Để không bị bùng lửa hoặc cháy sém khi nướng ta có thể làm theo cách sau:
- Cắt bỏ hết phần mỡ mà ta nhìn thấy của miếng thịt trước khi đưa vào vỉ nướng bởi vì khi nướng mỡ sẽ tan chảy và khi tiếp xúc với lửa nó sẽ cháy gây cháy sém miếng thịt nướng.
-Khi than đã nóng, ta dồn than ra cạnh ngoài của vỉ nhưng vẫn để thịt ở giữa của vỉ nướng này. Bằng cách như vậy vẫn giữ được nhiệt độ nhưng nếu có thứ gì nhỏ giọt xuống cũng không nhỏ vào than. Trở thịt thường xuyên để thịt không bị cháy, giữ thịt cách nguồn nhiệt khoảng 15cm-20c. 
- Một cách khác để thịt không bị cháy sém là gói vỉ nướng (hoặc thịt) bằng giấy nhôm để ngọn lửa không thể tiếp xúc với thịt.

Dùng nước sốt ướp thịt
Nước sốt giúp cho thực phẩm ngon hơn và nhiều dinh dưỡng hơn. Không những thế, nếu dùng nước sốt đúng cách ta có thể tránh được nhưungx chất có hại cho sức khỏe khi nướng.
Ta nên ướp thịt tối thiểu 30 phút có thể giảm số lượng hợp chất HCAs hình thành trên thịt. Ngoài ra nước sốt cây hương thảo đặc biệt hiệu quả. Nước sốt chanh và giấm cũng rất có tác dụng. Nhưng cũng nên cẩn thận với các loại nước sốt sệt và ngọt vì chúng dễ bị cháy, khiến thịt cũng bị ảnh hưởng.
Làm thịt chín trước khi nướng
Ta nên làm chín thịt trên bếp hoặc trong lò vi sóng trước khi nướng. Như vậy, bạn vẫn có được hương vị hấp dẫn của món nướng, đồng thời thịt tiếp xúc với các điều kiện nguy hiểm tiềm tàng trong thời gian ngắn hơn. (Lưu ý là bạn nên nhanh chóng đưa thịt từ bếp hoặc lò vi sóng lên vỉ nướng để vi khuẩn không có thời gian phát triển).
Chọn loại thực phẩm ít mỡ để nướng.

Thịt gà hoặc cá có ít mỡ, thịt được cắt nhỏ sẽ giảm thời gian nướng. Giải pháp an toàn hơn nữa là nướng các loại rau củ quả. Vì chúng không chứa các thành phần của thịt động vật nên không có nguy cơ hình thành HCAs và PAHs. Hơn nữa, hương vị của chúng cũng rất ngon !

Chúc các bạn ngon miệng !


Mẹo chọn ngao, sò, ốc ngon- Cách chọn ngao, sò, ốc ngon nhất

1) Cách chọn sò huyết
Sò huyết là một loại hải sản bổ dưỡng và cũng là món ăn khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là dùng kèm trong món lẩu. Tuy nhiên, để chọn mua được sò tươi, ngon không phải dễ dàng. Thậm chí nhiều người khi đi mua sò thì cứ thấy con to là chọn nhưng thực tế những con như thế chưa chắc đã ngon hơn những con nhỏĐây là một số đặc điểm cần lưu ý
Sò huyết ngon là con phải lớn vừa ăn, không quá to cũng không quá nhỏ. Con nhỏ quá khi chế biến sẽ bị teo ngắt lại (nhất là nướng sò, con nhỏ quá thịt teo lại chẳng còn được là bao), còn con lớn dễ bị dai. 
Sò huyết

- Muốn lựa sò còn tươi, chị em chú ý những rổ sò có nhiều con sò thò lưỡi ra ngoài là lứa sò đó còn tươi sống.
- Nếu có thời gian bạn nên lựa từng con. Nếu sò ngậm miệng, chị em vẫn có thể biết được sò sống hay chết bằng cách ngửi sò, nếu có mùi hôi thì tuyệt đối không mua !
2) Ngao 
Khi mua ngao, ta nên chọn những con vỏ còn cứng và đóng chặt miệng. Dùng tay tách thử vỏ ngao, nếu có thể dễ dàng tách chúng ra tức là ngao chết. Cũng có những con ngao còn sống mà miệng của chúng lại mở ra. Lúc này, dùng tay chạm vào chúng, nếu thấy ngao di chuyển hoặc miệng khép lại, tức là ngao còn tươi sống.
Ngao
 3) Chọn Ốc
Ốc ngon có mày nằm sát bên ngoài, khi ta đụng tay vào, mày khép lại. Ngược lại, mày thụt sâu vào trong là ốc không ngon. Ốc chết có mùi rất khó chịu.

4) Cách làm sạch ngao, sò, ốc
Với ngao, sò:
- Mua ngao, sò về sau khi rửa sạch bên ngoài, chị em pha thêm một chậu nước muối nhạt có độ mặn như nước biển. Xắt khoảng 2 quả ớt bỏ vào chậu nước sau đó bỏ sò, ngao vào ngâm. Ngâm độ 1-2 tiếng, sò và ngao sẽ nhả hết bùn cát ra.

Với ốc:
- Đối với ốc, chị em có thể làm sạch bùn bằng cách: Ngâm ốc trong một chậu kim loại có chứa ít nước và thả một số đồ dùng bằng kim loại vào như: dao thái rau, thìa, đũa, dĩa… vào khoảng chừng 2-3 tiếng, khi ốc ngửi phải các đồ dùng bằng kim loại này chúng sẽ nhả bùn ra rất nhanh và sạch.

- Hoặc sử dụng nước vo gạo ngâm ốc mua từ chợ về (hoặc được bắt từ dưới sông lên) khoảng 1-2 tiếng, tất cả chất bùn trong miệng ốc sẽ tự động nhả ra và vón thành từng mảng chất nhầy, sau đó chị em chỉ cần rửa lại với nước sạch và chế biến bình thường.
- Ngoài ra với những loại sò lớn như: sò dương, sò điệp, ốc đỏ… chị em nên tách sò ra rửa sạch rồi mới cho lại vào vỏ để chế biến.
Xem thêm tại: món ngon miền bắc | món ngon miền nam | món ngon miền trung



Cách ướp nước sốt với đồ nướng - Mẹo ướp gia vị đồ nướng


Những cách dưới đây sẽ giúp cho món thịt nướng của bạn thơm ngon hơn rất nhiều với gia vị là nước sốt.

Nước sốt pha sẵn

Các loại này thường bán phổ biến ở các siêu thị. Nó được người dùng ưa chuộng vì tính tiện dụng cao. Loại nước sốt thường được pha chế từ đường và các gia vị khác để tạo ra mùi vị đặc biệt. Đường sẽ làm món nướng thêm dịu ngọt nhưng ta cần chú ý như sau: đường rất dễ cháy gây ra vị đắng và ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Do vậy khi sử dụng cần chú ý để tránh gây hại cho sức khỏe


Nước sốt hợp vệ sinh

Nếu bạn muốn để dành một ít nước sốt tưới lên thịt khi dọn ăn thì phải nhớ để riêng trước khi phết lên thịt sống. Hoặc nếu bạn lỡ quên, nên đun sôi nước sốt còn lại để bảo đảm vệ sinh. 



Khi nào tưới nước sốt?

Nước sốt nhiều đường có thể làm cháy lớp ngoài của thịt rất nhanh trước khi thịt chín. Vì vậy, nên nướng thịt trước 5 đến 10 phút rồi mới phết nước sốt. Nếu không có cọ lông chuyên dùng phết nước sốt lên món nướng có thể thay bằng cụm lá chuối hoặc thân củ hành tươi.

Vị ngọt của nước sốt thường được chế từ đường trắng, đường nâu, mật ong, mật mía, mật bắp, đường hóa học fructose, mứt dẻo, nước ép trái cây và nước sốt cà chua.


Nguồn: Internet
Xem thêm tại: món ngon miền bắc | món ngon miền nam | món ngon miền trung

Một số đặc sản Việt và lưu ý cách sử dụng


Việt Nam  là một quốc gia rất đa dạng về ẩm thực nhưng có một số món mà nếu không biết cách chế biến cũng như sử dụng có thể dẫn đến hậu quả tai hại.  Cùng điểm qua một số món đặc sản nào:
Con sam: Con sam là một đặc sản biển rất độc đáo và bổ dưỡng. Nhưng nếu người chế biến không đúng cách và nhầm lẫn chúng với con so - có hình dạng rất giống sam nhưng nhỏ hơn - thì hậu quả có thể tử vong, bởi trứng và thịt so rất độc.

- Con ba ba: Ba ba là một món cao lương mỹ vị. Tuy nhiên, chỉ được ăn thịt những con còn sống, khỏe mạnh. Ba ba chết có nguy cơ gây ngộ độc rất lớn do cơ thể chúng lúc này sản sinh ra độc tố Histamine, có thể dẫn đến tử vong.

- Cháo ấu tẩu: Cháo ấu tẩu là món ăn đặc trưng tại một số địa phương miền núi phía Bắc. Loại cháo này làm từ củ ấu tẩu, một loại củ rừng có chứa độc tố gây chết người. Phải trải qua một quá trình chế biến kỳ công, ấu tẩu mới hết độc.

- Gỏi sống: Các loại gỏi sống ẩn chứa những nguy cơ gây nhiễm sán lá gan nhỏ, dẫn đến tắc mật, sỏi hoặc ung thư đường mật, viêm phúc mạc, ung thư gan… những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng.

- Nem chua: Cũng giống như gỏi sống, nem chua làm từ thịt động vật, được chế biến mà không qua công đoạn nấu chín. Nguy cơ nhiễm sán khi ăn món ăn này luôn thường trực.

- Sứa biển: Sứa biển là món ăn lạ, ngon miệng, nhưng việc chế biến sứa không kỹ sẽ gây hậu quả tai hại vì sứa sống chứa khá nhiều độc tố, có thể gây ngộ độc và tai biến cho người ăn. Để bảo đảm an toàn, phải ngâm sứa qua ba lần trong nước muối, phèn cho hết độc.

- Hải sản: Dù rất hấp dẫn, nhưng các loại hải sản lại là ác mộng với nhiều người vì chúng gây ra dị ứng. Biểu hiện thường gặp là nổi mẩn ngứa, thậm chí còn khó thở, tức ngực… Trong trường hợp xảy ra sốc phản vệ, nạn nhân có thể tử vong.

- Tiết canh: Tiết canh là món ăn được rất nhiều người Việt Nam ưa thích. Nhưng món khoái khẩu này cũng gây ra không ít vụ ngộ độc, thậm chí chết người.


- Côn trùng: Các loài côn trùng như dế, ve, nhộng sầu... từ lâu vẫn được coi là những món ăn rất hấp dẫn. Tuy nhiên, các loại côn trùng này có thể bị nhiễm nấm độc kí sinh, người ăn phải sẽ bị rối loạn tiêu hóa, hôn mê và dẫn đến tử vong.


Một số bí quyết làm bếp hữu ích có thể bạn chưa biết



8 bí quyết làm bếp có thể bạn chưa biết 2
8 bí quyết làm bếp có thể bạn chưa biết 3
8 bí quyết làm bếp có thể bạn chưa biết 4
8 bí quyết làm bếp có thể bạn chưa biết 5


8 bí quyết làm bếp có thể bạn chưa biết 8

Những chú ý khi nấu ăn cho bé

Đôi khi, dù mẹ tốn rất nhiều công sức, tiền của nhưng trẻ vẫn còm nhom như mèo hen. Bác sĩ Hoàng Thị Thanh Thủy, Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP HCM nêu ra một số sai lầm mà nhiều bà mẹ hay mắc khi chăm con.


  • Nhiều bà mẹ ngày nào cũng cặm cụi hầm xương để lấy nước nấu cháo cho con. Họ hy vọng những chất bổ sẽ tan trong nước và bé hấp thu đầy đủ các chất này. Thế nhưng, dù ngày nào họ cũng hầm xương, bé cưng vẫn cứ gầy nhom.
    Thực tế: Việc hầm xương chỉ có tác dụng cho vị ngọt và mùi thơm. Những chất đạm vẫn còn trong xác thịt, xương. Do vậy, nên cho trẻ ăn cả xác lẫn nước để đề phòng suy dinh dưỡng vì thiếu chất.
  • 2. Dùng cháo dinh dưỡng "vỉa hè"
    Một số phụ huynh bận rộn thường mua cháo dinh dưỡng chế biến sẵn bán ngoài vỉa hè cho con ăn. Ngoài ra, một số người thích mua cháo dinh dưỡng chỉ vì nghiện món này chứ không phải họ không có thời gian chế biến.
    Thực tế: Nhiều trẻ ăn cháo dinh dưỡng mua ngoài đường thường không tăng cân do cháo loãng không đủ chất. Một số trẻ phải đến bệnh viện vì nôn và tiêu chảy do cháo không đảm bảo VSATTP. Bạn nên hạn chế việc con ăn cháo không rõ nguồn gốc. Nếu buộc phải dùng nên bổ sung thêm dầu ăn, trứng vào cháo trước khi cho bé ăn.
  • 3. Pha sữa bằng nhiều loại nước
    Nhiều người lo sữa không cung cấp đủ chất cho con mình nên dùng nước suối, nước chanh, nước rau... để pha sữa.
    Thực tế: Khi làm ra sữa, các nhà sản xuất đã cân đối đầy đủ về thành phần dinh dưỡng. Nếu pha sữa bằng các loại nước nói trên sẽ dẫn đến hiện tượng "thừa quá hóa hại". Chẳng hạn, dùng nước suối để pha sữa dẫn đến tình trạng thừa khoáng chất vì hàm lượng này trong nước suối rất cao.
    Tốt nhất, bạn nên dùng nước đun sôi bình thường để pha.
  • 4. Nghiện khoai tây, cà rốt
    Một số bà mẹ quan niệm hai loại củ này đắt tiền nên chứa nhiều chất bổ. Họ liên tục nhồi vào dạ dày của bé các món chế biến từ khoai tây, cà rốt.
    Thực tế: Khoai tây, cà rốt chỉ đại diện cho nhóm bột đường chứ không phải là rau cỏ như một số người vẫn nghĩ. Vì vậy, bé cưng sẽ rơi vào tình trạng thừa bột đường nhưng lại thiếu vitamin. Tốt nhất, bạn nên hạn chế dùng quá nhiều hai loại củ này và bổ sung vào thức ăn của trẻ nhiều loại rau xanh.