Showing posts with label mon-ngon-mien-nam. Show all posts

Giới thiệu các món lẩu Việt ngon

Tùy vào mỗi vùng miền, mỗi văn hóa, tính cách con người mà văn hóa ẩm thực có sự đa dạng đặc trưng riêng. Do nước ta có khí hậu nhiệt đới, rau của quả và các loại thức ăn đa dạng nên ẩm thực cũng rất đa dạng. Sự đa dạng về ẩm thực, tính cách con người Việt nam được thể hiện một phần qua món lẩu. Lẩu là món ăn phổ biến của người Việt nam từ Bắc tới Nam. 

Mặc dù lẩu không phải là món ăn truyền thống của Việt Nam như phở, bún, hay cốm, bánh trưng hoặc bánh tẻ... nhưng  nguyên liệu, cách chế biến cách thưởng thức món ăn này đều được biến rất đa dạng và sáng tạo để phù hợp với đặc tính khí hậu, văn hóa đất nước và con người Việt Nam qua từng vùng miền
Lẩu bò

Ta đã biết Việt Nam là một nước nông nghiệp , với khí hậu nhiệt đới. Chúng ta có rất nhiều loại rau nhiệt đới cũng như đa dạng các loại thịt bổ dưỡng mà lại ngon. Hơn nữa, các món lẩu còn có sự kết hợp của nhiều loại rau ghém, rau sống ăn kèm. Chính do sự đa dạng của các loại rau đã mang đến hương vị ngon ngọt và mát khi ăn kèm với các thực phẩm khác. Ngoài rau, lẩu còn hấp dẫn bởi vị ngọt thơm của các loại thịt, cá, tôm, ốc và phần ăn kèm theo như miến, mì trứng, bún gạo, mì tôm…
Lẩu cá
Trước khi món lẩu du nhập vào nước ta, người Việt cũng đã có thói quen thưởng thức món ăn nóng từ mì,  miến,... ăn kèm rau và nước dùng ngọt như món: phở, bún hay món hẩu lốn... Có lẽ vì thế mà nhiều nguồn tài liệu cho rằng, lẩu là món ăn có nguồn gốc và là sự sáng tạo về cách chế biến, cách thưởng từ món hẩu lốn (hay một loại mì nước nào đó).
Tuy nhiên, với nhiều loại gia vị, rau, nấm, măng, khoai môn, thịt, thủy hải sản và các dạng nước dùng chuyên biệt, lẩu được người Việt ta ưa chuộng và ngày càng phát triển đa dạng hơn rất nhiều. Qua thời gian, vẫn là kiểu chế biến và phong thái thưởng thức như ban đầu, nhưng lẩu đã từng bước đa dạng hơn về hương vị cũng như nguyên liệu để chế biến cho từng món.
Lẩu hải sản

Kinh tế phát triển cũng kéo theo sự thay đổi khẩu vị của mỗi người, các món lẩu vì thế cũng được cải biến hơn cho phù hợp. Khi mới ra đời, phổ biến nhất là các món lẩu thủy hải sản, đặc biệt là lẩu cá, lẩu cua, tôm, mực,... Ngày nay, có rất nhiều món lẩu mới là sự kết hợp từ những nguyên liệu thịt “sang” hơn như lẩu bò, lẩu mắm, lẩu hoa xuân... 
Lẩu vịt om sấu

Lại nói đến cung cách thưởng thức, vào mỗi dịp gia đình, bạn bè đoàn tụ, có lẽ người ta sẽ nghĩ đến món lẩu trước tiên. Món lẩu rất được ưa thích vào mùa đông bởi nó đem lại không khí vừa ấm bụng vừa phù hợp để ngồi quây quần đông người. Cả gia đình, người thân, bạn bè bên nồi lẩu đang nóng hổi, nghi ngút khói, cùng nhau thưởng thức những miếng thịt, món rau vừa chín tới, hay bát nước dùng đủ các vị ngon ngọt, đậm đà, chua cay... Không khí ấy, cách thưởng thức ấy dường như đã khiến món lẩu thêm hấp dẫn với người Việt Nam hay cũng là để dân ta giới thiệu với các bạn nước ngoài về nét đẹp, sự phong phú trong văn hóa ẩm thực Việt.
Lẩu cua
Ẩm thực Việt Nam còn coi trọng yếu tố bổ dưỡng, vì vậy việc chế biến các món ăn từ nguyên liệu tươi sống cũng là một yếu tố khiến món lẩu vừa ngon lại vừa bổ. Những kết hợp từ thịt gà ngải cứu (giúp giải nhiệt cơ thể), lẩu nấm (tăng cường miễn dịch, giải độc)... là một minh chứng rất chính xác và cụ thể về việc chế biến món ăn như những bài thuốc có lợi cho sức khỏe.
Lẩu mắm nam bộ

Tuy cùng mang những đặc trưng chung của ẩm thực Việt nhưng mỗi miền trên đất nước ta lại mang có những loại lẩu mang hương vị đặc trưng của vùng miền đó. Người Bắc thường chuộng các loại lẩu vịt, lẩu nấm...miền Nam lại nổi bật với lẩu cá kèo, lẩu mắm; miền Trung phổ biến nhất với các loại lẩu hải sản.
Lẩu cá kèo

Việt Nam có rất nhiều món ăn truyền thống thể hiện nét đẹp trong đời sống văn hóa  ẩm thực cũng như vẻ đẹp tâm hồn người Việt.
 Chúc các bạn ngon miệng !
Xem thêm tại: món ngon miền bắc | món ngon miền nam | món ngon miền trung

Cách nấu cá rô đồng- Cách làm cá rô kho tộ ngon

Chỉ với những con cá rô đồng và một số gia vị phụ gia khác dễ kiếm, ta đã có thể chế biến được món cá rô kho tộ thơm ngon cho bữa cơm hàng ngày của gia đình.

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu:
- 300 g cá rô lựa loại vừa nhưng tốt nhất là chọn loại mập và dày thịt
- Gia vị gốm có: Tiêu, muối, đường, bột ngọt, tỏi, dầu ăn, nước mắm.

Bước 2: Cách làm như sau:
- Cá rô, rửa sạch, đánh sạch vảy,sau đó khứa vài đường trên mình cá cho nó dễ thấm gia vị, để ráo, ướp khoảng: 1 thìa cà phê tiêu, 2 thìa cà phê bột ngọt, 1 thìa súp tỏi băm, 2 thìa súp nước mắm, tỏi băm nh.
 Đợi khoảng 30 phút cho cá thấm đều gia v

- Nồi đất để nóng cho 2 thìa súp dầu, 2 thìa súp đường quậy tan, để lửa vừa phải. Đường ngả màu vàng cho cá vào đảo nhanh tay và trở đều.
- Cho nước lạnh ngập mặt, để lửa riu riu. Khoảng 15 - 20 phút sau thì cá chín, lúc này nó có màu vàng nâu, nước cá sâm sấp, kẹo lại. Nêm lại và bỏ thêm gai vị cho vừa ăn, có thể thêm tiêu, ớt cho thơm.
 Chúc các bạn ngon miệng !
Xem thêm tại: món ngon miền bắc | món ngon miền nam | món ngon miền trung

Những món ăn sáng nóng hổi thơm ngon tại Sài Gòn

Món ăn sáng ở Sài Gòn đa dạng, phù hợp khẩu vị của nhiều người, từ những món bình dị đến những món khá cầu kỳ, với giá cả hợp lý và ngon miệng, phổ biến có phở, hủ tiếu, cháo, bánh canh, bánh cuốn, xôi…

Tùy thuộc và điều kiên công việc và khả năng, mỗi người chọn cho mình một món ăn sáng ngon miệng và phù hợp hoàn cảnh. Một số món sau đây được xem là món phổ biến, nhiều người ăn, và giá hợp lý:
Phở bò.
Phở bò.
Phở được xem là món ăn truyền thống và yêu thích của nhiều người, bởi món này dễ ăn, đủ chất. Thành phần chính của phở là bánh phở, thịt bò và nước dùng. Ngoài ra, còn có các gia vị khác bổ sung vào món ăn như rau thơm, chanh, ớt, quẩy… Ngoài món phở bò, còn có phở tôm, gà… Nếu chọn ăn sáng ở những quán bình dân thì một tô phở chỉ có giá từ 18.000 tới 22.000 đồng.
Bún bò xứ Huế được ưa chuộng ở nhiều vùng miền.


















Bún bò xứ Huế được ưa chuộng ở nhiều vùng miền.
Bún bò Huế được xem là món đặc sản xứ Huế và cũng là món ăn sáng khá phổ biến tại Sài Gòn. Nước dùng của món này có thêm vào một ít mắm ruốc, tạo nên hương vị rất riêng của nồi bún. Thịt bò được cắt mỏng, hay cho thêm miếng chân giò. Món này được ăn kèm với giá, hoa chuối thái, rau muống…
Cơm tấm giờ không chỉ là món ăn sáng mà còn được dùng trong các bữa chính.
Cơm tấm giờ không chỉ là món ăn sáng mà còn được dùng trong các bữa chính. Cơm tấm là món ăn quen thuộc với người dân Sài Gòn. Món cơm tấm được nấu từ gạo nát vụn (tấm). Ngoài sườn nướng, món cơm tấm còn kèm theo bì, chả, hoặc ốp la hay xíu mại, kết hợp cùng mỡ hành thơm, nước mắm chua cay, dưa leo, đồ chua… tạo nên một món ăn sáng khá thú vị.

Bún riêu Sài Gòn khác nhiều so với bún riêu Hà Nội.


















Bún riêu Sài Gòn khác nhiều so với bún riêu Hà Nội.
Bún riêu có vị chua chua của me, thơm từ hành, hương vị mắm tôm, béo từ riêu cua đồng và dai dai cũa ốc bươu. Món ăn kèm rau sống, thân chuối thái mỏng, rau muống.
Hủ tiếu, món ăn đặc trưng của Sài Gòn.
























Hủ tiếu, món ăn đặc trưng của Sài Gòn.
Hủ tiếu là món ăn ngon vào buổi  sáng cũng không còn xa lạ với người dân, bởi nó nóng, đủ chất và dễ ăn. Mỗi sáng mà được ăn một tô hủ tiếu thịt thơm ngon thì còn gì tuyệt vời bằng.
Bánh canh cua nóng.

Bánh canh cua nóng.
Một bát bánh canh cua cay, nóng, thơm sẽ rất thú vị cho một bữa ăn sáng. Sợi bánh canh dai dai, kèm theo chả cá rán, tiết lợn ăn nóng cũng khá ngon miệng cho một buổi ăn sáng.


Các quán bún đậu mắm tôm ngon tại Sài Gòn

Phong trào người người mở quán, nhà nhà mở quán bún đậu mắm tôm đã khiến Sài Gòn như sắp “nghẹt thở” vì món ăn gốc Bắc tuyệt vời này.

Đầu tiên có thể kể đến là quán bún đậu của một cô người mẫu nổi tiếng (trên đường Cống Quỳnh – Quận 1). Đây có thể được xem là quán bún đậu mắm tôm đầu tiên ở Sài Gòn và được ủng hộ rầm rộ nhất trong thời gian khai sơ đó. Theo đánh giá chung thì thức ăn của quán tạm ổn, chủ quán đồng thời cũng là đầu bếp chính, kiêm phục vụ và thu tiền khá nhiệt tình. Tuy nhiên, ngoài những điểm cộng đó thì không gian rất chật hẹp nên quán khá nóng. Đi ăn vào giờ trưa ở đây có lẽ hơi "cực hình".
 Đậu làm nóng tại chỗ, chiên giòn vỏ ngoài, mềm và béo bên trong.
Chả cốm Hà Nội thơm phức mùi cốm.
Thịt chân giò luộc.
Mắm tôm.
Bún đậu đường Hồng Hà
Quán thứ hai “ghi danh” trong lòng "người yêu bún đậu" có lẽ là quán “siêu sang” gần sân bay, trên đường Hồng Hà (quận Tân Bình). Đây là quán đầu tiên bán bún đậu mắm tôm trong phòng lạnh. Được biết chủ quán là một nhóm bạn làm tiếp viên hàng không nên rất “chịu chơi”. Quán được đầu tư điều hòa công suất lớn, chu đáo đến mức để sẵn nước hoa “xịn” trên kệ cho khách sử dụng trước khi ra khỏi tiệm (vì sợ bám mùi thức ăn), toàn bộ nguồn thực phẩm đều được “xách tay” từ Hà Nội vào để bảo đảm giữ nguyên hương vị. Quán này có nhiều người nổi tiếng đến ăn. Điểm trừ duy nhất là muốn ăn phải bạn đặt bàn trước, nếu không muốn đứng đợi ngoài cửa cả giờ đồng hồ cho việc chờ chỗ ngồi.
Nem chua rán.
Bún đậu đường Lương Hữu Khánh
Quán thứ ba là một quán nằm trên đường Lương Hữu Khánh (hẻm cạnh bệnh viện Từ Dũ). Nơi đây được đánh giá là quán bún đậu mắm tôm rộng rãi nhất hiện nay. Dù không có máy lạnh nhưng vẫn khá thoáng nhờ chủ quán không quá tham mà kê nhiều bàn ghế. Ngồi ăn buổi trưa vẫn rất thoải mái dù khách đông và luôn kín chỗ. Ưu điểm nữa, quán có quầy làm đậu tại chỗ (tuy nhiên đậu ở đây hơi khô so với những nơi khác). Quán có món phèo non chiên giòn ăn khá ngon và lạ. Đặc biệt có khuyến mãi kẹo cao su ăn lúc tính tiền.
















Bánh gối 30.000 đồng/phần.
Phở cuốn.
Cả 2 món trên đều ăn cùng với nước mắm chua ngọt.
Bún đậu đường Trần Quang Diệu
Một quán mới mở khác mà nhiều người đánh giá "tạm được" là quán trên đường Trần Quang Diệu (quận 3). Quán di một mẫu nam mở ra nên đến đây ăn, khách thường được gặp nhiều người trong giới nghệ sĩ. Quán nhỏ nhưng có lầu rộng rãi và gắn hệ thống máy lạnh nên cũng rất thoải mái. Ngoài bún đậu mắm tôm, quán có bánh gối cùng nem rán cũng rất ngon. Tuy nhiên, món phở cuốn thì lại không được chuẩn cho lắm vì bị độn nhiều rau và vỏ phở quá dày hơn mức bình thường.
Có một đặc điểm của các quán bún đậu mắm tôm hiện nay là các món phụ bán kèm như: bún đậu chuối ốc và bún giả cầy đều chưa được ngon. Kiểu như bán kèm thay đổi cho phong phú thực đơn chứ không thật sự xuất sắc được như món ăn chính gốc. Giá trung bình của các quán đều ở mức 25.000 – 30.000 đồng/phần bún đậu, 50.000 – 55.000 đồng/phần thập cẩm (bún, đậu, thịt bắp hoặc thịt đùi luộc, chả cốm…), nước sấu và mơ đều ở tầm giá 12.000  – 15.000 đồng/ly.