Showing posts with label mon-ngon-mien-bac. Show all posts

Cá rô đồng nấu xoài- Món ngon lạ miệng

Cá rô là loài cá nhỏ, nhiều xương,nhưng thịt của chúng khá ngon, nấu canh rất ngọt và là nguồn thực phẩm quan trọng cho nông dân Đông Nam Á .

Theo nghiên cứu thì thành phần dinh dưỡng có trong 100 gram phần ăn được (bỏ xương) gồm có:
- Calories 103
- Chất béo 1.5 g
- bão hòa 0.3 g
- chưa bão hòa mono 0.7 g
- chưa bão hòa poly 0.5 g
- cholesterol 45 mg
- Chất đạm 20.3 g
- Sodium 82. 0 mg
- Potassium 297.5 mg
- Calcium 116.5 mg
- Sắt 1.0 mg
- Magnesium 33.2 mg
- Vitamin B12 1.0 mcg
- Vitamin B6 0.2 mg
- Niacin 2.1 mg
- Riboflavine 0.1 mg
- Thiamine 0.1 mg

Về phương diện dinh dưỡng, cá rô có thể được xem là giúp bổ xương (khi chiên dòn, ăn cà xương lượng calcium sẻ khá cao), cá còn là nguồn chất đạm rẻ tiền, ít chất béo...
Xoài là một thực phẩm rất tốt cho sức khỏe với nhiều tác dụng như phòng và chống ung thư, hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh tim, giúp giảm huyết áp...(Xêm thêm: tác dụng của xoài )
Hai loại thực phẩm trên kết hợp với nhau sẽ khiến bạn và gia đình cảm thấy thú vị trong bữa cơm gia đình của mình.

1. Nguyên liệu
- 200g xoài xanh
Xoài xanh

- 300g giá đỗ
Giá đỗ

- 200g cá rô
Cá rô

- 1 ít gừng tươi
Gừng tươi

- 1 ít rau ngổ, mùi tàu
- Gia vị: hạt nêm, đường, muối, dầu ăn
2. Cách làm
- Xoài xanh gọt vỏ, rửa sạch , thái lát mỏng 0.5cm .

- Giá nhặt bỏ rễ , rửa sạch, để ráo. Gừng gọt vỏ, rửa sạch thái sợi nhỏ.

- Cá rô rửa sạch, hấp chín với gừng, chờ cho cá nguội, gỡ lấy phần nạc cá để riêng

- Nấu sôi 900ml nước với xương cá rô trong 15 phút, nêm vào 1 thìa cà phê muối, 2 thìa cà phê hạt nêm, 3 thìa cà phê đường, 1 thìa dầu ăn. Nêm nếm vừa ăn.

- Sau đó lược bỏ xương cá, cho tiếp xoài thái lát, nạc cá vào nấu sôi thêm 1 phút nữa, tắt bếp.

>>>Xem thêm: am thuc viet nam mon ngon moi ngay | meo vat

Hướng dẫn làm món mỳ tôm trộn thịt băm

Mỳ tôm không còn xa lạ với người dân Việt Nam, nếu một ngày nào đó bạn chán khi phải ăn mỳ gói thì món dưới đây sẽ làm bạn thay đổi suy nghĩ.. Món này không những ngon miệng, dễ thực hiện mà còn đẹp mắt, đầy đủ chất dinh dưỡng cho bạn và gia đình.

1) Nguyên liệu:
- 3 gói mì gói
Mỳ tôm

- 200g thịt heo xay
Thịt heo xay nhuyễn

- 1 cây xà lách
- 1 trái cà chua
- 1 quả cà rốt
Cà rốt

- Hành lá, ngò rí, ớt sừng, tỏi băm
- Muối, tiêu, đường, dầu ăn
- Hạt nêm
- Nước tương

2) Cách làm:
- Thịt heo xay ướp với 1 chút muối,  hạt nêm , 1 ít hạt tiêu và đầu hành băm, trộn đều, để thấm.

- Hành lá cắt nhỏ. Cà rốt thái hạt lựu.  Ớt cắt sợi. Cá chua cắt đôi, bỏ hạt, băm nhỏ. Xà lách cắt sợi nhỏ, xếp ra dĩa.

- Trụng mì gói trong nước sôi khoảng 1 phút, vớt ra để ráo, trộn với ít dầu ăn rồi cho ra dĩa xà lách.

- Phi thơm tỏi, xào săn thịt rồi cho cà chua vào, nêm 1m đường và 2m nước tương , xào chín tắt bếp. Cho hành lá cắt nhỏ vào đảo đều, đổ ra đĩa. Vậy là bạn đã hoàn thành mốn ăn này. Rất đơn giản phải không nào?

- Trang trí dĩa mì với ngò rí và ớt sợi, khi ăn trộn đều tất cả các thành phần với nhau.

Mỳ tôm trôn thịt băm
Mì gói thường có vị mặn sẵn nên khi xào nhân lưu ý nêm gia vị vừa phải. Món mì gói trộn ăn kèm với xà lách cắt sợi sẽ ngon hơn và không bị ngán.
Chúc các bạn ngon miệng !

Miến xào lươn - món ăn giàu dinh dưỡng

Thịt lươn là loại thực phẩm có thành phần dinh dưỡng cao. Theo nghiên cứ thì trong 100g thịt lươn gồm có 12,7g chất đạm, 25,6g chất béo tổng cộng (trong đó có 0,05g cholesterol) và 285 calo. No còn chứa nhiều loại vitamin và chất khoáng như vitamin A, B1, B6 hay chứa chất sắt, natri, kali, calci.
Thịt lươn có tác dụng bồi dưỡng khí huyết, tiêu trừ phong thấp, có thể chữa được bệnh suy dinh dưỡng, kiết lị, đau nhức xương sống, trĩ nội, phong thấp, bệnh huyết trắng của phụ nữ, chữa bệnh tiêu chảy,  bệnh phong thấp, bệnh trĩ, chứng bất lực, chứng suy nhược.
Lươn thường được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Một trong những món đó là: Miến xào lươn. Chúng ta cùng vào bếp nào.
Đây là món ăn ngon rất đuwọc ưa chuộng ở miền bắc

1) Nguyên  liệu:
- Lươn
Lươn

- Miến dong
Miến

- Giá đỗ, cà rốt
Giá đỗ

- Hành khô
- Hành lá, rau răm.
- mắm, muối, hạt nêm, tiêu

2) Cách làm:
- Lươn làm sạch nhớt bằng cách tuốt với nước cốt chanh hay nước vo gạo. . Khi nào thấy không còn nhớt là được.
- Lươn sau khi làm sạch đem luộc chín, để nguội rồi gỡ lấy thịt.
- Hành khô băm nhỏ, phi thơm rồi cho thịt lươn vào xào với nước mắm cho săn lại.
- Miến dong ngâm nước cho nở, vớt ra, dùng kéo cắt ngắn vừa ăn. Cà rốt bào sợi, hành rau răm thái nhỏ.
- Xào miến với chút dầu ăn, trong quá trình xào thỉnh thoảng các bạn chế thêm nước để sợi miến không bị khô và nở căng hết cỡ. Sau đó cho giá đỗ và cà rốt vào xào cùng. Thêm nếm mắm muối, hạt nêm cho vừa ăn
Mướn xào lươn

Khi giá và cà rốt có độ chín tái thì các bạn cho lươn, hành răm thái nhỏ vào đảo đều rồi tắt bếp. Rắc thêm hạt tiêu. Có thể trang trí thêm cà rốt cho đẹp mắt.
Cho lươn xào miến dong ra đĩa và thưởng thức!
máy làm tỏi đen may lam toi den



Cách làm món chuối xanh om thịt

Chuối là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chuối chín có tác dụng làm hạ huyết áp, chữa bệnh loát dạ dày, tá tràng, chữa táo bón, ngăn ngừa ung thư ruột già và nguy cơ đột quỵ....
Chuối xanh thường được sử dụng như một loại rau củ để nấu với các thực phẩm khác như thịt, cá, ếch...
Hôm nay daubepvn giới thiệu với các bạn món chuối om thịt, món này hơi giống với món thịt giả cầy, cách làm đơn giản, thời gian ngắn và rất thích hợp cho bữa cơm của gia đình trong thời gian giao mùa.

1) Nguyên liệu
- Thịt ba rọi: 400g

- Chuối già còn xanh: 2 trái

- Lá tía tô: 50g
- Lá lốt: 50g
- Hành lá
- Hành tím cắt lát, đường, dầu ăn
- Nước cốt riềng, nước cốt chanh
- Nước cốt nghệ tươi, mắm tôm, mẻ
- Hạt nêm
2) Cách làm

- Thịt ba rọi cắt que cạnh 1cm, dài 5cm, ướp 1M nước cốt nghệ, 1m hạt nêm Ajingon, 2M mẻ, ½ m đường, 1m mắm tôm, 2M nước cốt riềng, để thấm.
- Lá tía tô, lá lốt cắt sợi cạnh 0,5cm. Hành lá cắt khúc 2cm.
- Chuối gọt vỏ, cắt khúc 5cm, bổ dọc ¼, ngâm nước có pha nước cốt chanh.
- Đun sôi nước thêm 1 chút mẻ, cho chuối vào luộc sơ chưa chín, vớt ra để ráo, ướp với nước cốt nghệ.

- Phi thơm hành tím, cho 2 thìa mắm tôm, thịt heo vào xào săn, tiếp tục cho chuối vào xào cho thấm, thêm nước vào xăm xắp mặt thịt, om đến khi thịt chín, nước sanh sánh, nếm vị vừa ăn, nhỏ bớt lửa, cho lá tía tô, lá lốt và hành lá vào đảo đều rồi tắt lửa, cho thêm hạt nêm vừa ăn
Thịt om chuối xanh

- Cho món ăn ra dĩa , dùng với cơm trắng hoặc bún

Chúc các bạn ngon miêng !

Miến xào thập cẩm ăn cả ngày không ngán

Với những nguyên liệu đa dạng, dễ kiếm và giàu chất dinh dưỡng món miến xào thập cẩm này sẽ giúp cải thiện bữa ăn cho gia đình bạn.
1) Nguyên liệu:
- Miến dong: 100 g
- Tôm khô: 200 g (ngâm nước rửa sạch)


- Mực khô: 1-2 con (xé hoặc cắt nhỏ ngâm nước)

- Cà rốt: 1 củ (bào sợi)
- Mộc nhĩ: 5 tai (ngâm nở, thái nhỏ)
- Dưa chuột: 1 quả, bào sợi
- Giá đỗ: 300 g

- Rau rút (hoặc hành hoa)
- Hành khô: 2-3 củ, bóc vỏ đập dập
- Gia vị: hạt nêm, bột canh, mì chính, dầu ăn, hành tươi

2) Cách làm:
- Phi thơm hành khô với dầu ăn rồi cho mực cùng tôm khô vào xào. Tiếp đến là mộc nhĩ.
- Kế tiếp cho cà rốt bào sợi cùng một chút bột nêm.
- Đảo đều hỗn hợp. Sau cùng cho giá đỗ và tiếp tục đảo đều.
- Cho hỗn hợp ra đĩa.
- Trong khi xào chín hỗn hợp bạn ngâm miến trong nước lạnh rồi vớt ra cắt khúc.
- Xào miến với một chút hành khô và dầu ăn. Cho hỗn hợp ở trên và đảo lên.
- Thêm rau rút, nêm một ít bột canh cùng mì chính.

- Tắt bếp, cho miến xào thập cẩm ra đĩa

Chúc các bạn ngon miệng !

Nem nướng


Vị thơm của thịt lợn với tôm, vị cay của tương ớt và vị thơm của hạt tiêu kết hợp với các loại rau sống và các loại gia vị khác sẽ khiến bạn không thể quên được món nem nướng này.
Nem nướng ăn với xà lách, rau sống, chuối chát, khế, cuốn với bánh hỏi, hoặc bánh tráng, ăn vơí tương. Khi ăn rắc đậu phọng rang và ớt đâm nhỏ lên tương. Nem nướng là món ngon phổ biến ở các tỉnh miền bắc như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh...
1) Nguyên liệu:
tom
Tôm

 - 1 kg thịt nạc hoặc thịt ba chỉ
 - 1/2 kg tôm
- 400 gr mỡ thịt
- Ớt, muối, tiêu, đường, bột ngọt, tương xay
Thịt lợn

- 30 bánh tráng nhúng nước
- Nếp, dấm, tỏi, đậu phộng, đường
- Rau sống, dưa chuột, chuối chát, bánh hỏi
- Khế, xà lách, cà rốt, hẹ, củ cải đỏ, củ cải trắng, nước dừa tươi
2) Cách làm

- Thịt : rửa bằng nuớc dừa, lấy khăn lau thật khô, xắt từng miếng mỏng theo chiều sớ thịt (để dễ quết) đem thịt quết nhuyễn, muốn thịt đỏ nên cho 1 chút muối diêm
- Tôm: lột vỏ, bỏ đầu và gạch, chà muối cho tôm trắng, rửa lại cho sạch (rửa bằng nuớc dừa), lau khô tôm, đem quết tôm cho nhuyễn, cho vài tép tỏi vào quết cho tôm được thơm, nêm tiêu + muối + bột ngọt vừa ăn
- Mỡ: xắt thành sợi nhỏ như bún, trụn nuớc sôi, xốc ráo nước, cho vào dĩa, ướp chút đường để nơi có gió độ 1/2 giờ cho mỡ trong.

- Trộn chung thịt + tôm + mỡ lại cho đều, nêm chút muối + đường + tiêu + bột ngọt, nướng thử xem vừa ăn là được. Vò thành viên vừa ăn, ghim vào cây sắt nhọn, nướng lửa than.

-  Nếp nấu thành cháo, cho nhừ (hoặc mua chè đậu đâm nhuyễn cũng được)
- Cho nếp vào tô, pha với tương xay, xong cho tỏi bầm nhỏ vào
nem nuong
Nem nướng

- Cho hỗn hợp nầy vào soong nấu sôi. Thêm đường + dấm + bột ngọt cho tương vừa ăn, tương phải sền sệt
- Nem nướng ăn với xà lách, rau sống, chuối chát, khế, cuốn với bánh hỏi, hoặc bánh tráng, ăn vơí tương. Khi ăn rắc đậu phọng rang và ớt đâm nhỏ lên tương.
Chúc các bạn ngon miệng !


Nộm sứa đỏ

Sứa đỏ là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng ở Việt Nam. Sứa đỏ sau khi được đánh bắt có thể dùng được ngay. Sứa có tác dụng thanh nhiệt, mát, giảm huyết ap, giảm ho...
Nộm sứa đỏ là món ăn ngon và được ưa chuộng ở miền bắc, Sứa đỏ phải là loai sứa tươi và thường được đặt mua ở Thủy Nguyên Hải Phòng.
Sứa phải trải qua công đoạn chế biến mới có thể đem làm gỏi. Sứa ngâm với vỏ vẹt, lá thơm đun sôi để nguội, để hãm cho sứa không tanh và không bị khai. Nếu làm không đúng cách thì sứa sẽ khai nồng và khó ăn. Người abns thường cho thêm chanh và quất vào chậu nước ngâm cho thêm thơm và dậy mùi.


Khi sứa chuyển màu hồng gụ như bã trầu, trong veo, thịt mềm là lúc ăn được. Sứa được xếp thành từng lớp trong một cái chậu nhỏ, mỗi lúc có khách là chị bán hàng lại từ tốn nhấc từng con sứa ra, nhanh tay lấy con dao tre nhỏ làm từ ống cật nứa, cắt sứa thành từng miếng nhỏ tầm 2 đốt ngón tay rồi bày ra đĩa.
 

Đặt thêm vào một đĩa đậu Kẻ nướng cùng dừa tươi thái lát mỏng, thêm một nhúm rau kinh giới, lá bạc hà vào khay. Để sứa không tanh, nhất quyết phải dùng dao thái bằng tre, nếu không, sẽ làm mất vị của sứa, rất khó ăn. Một miếng sứa biển, một miếng cùi dừa, miếng đậu nướng với rau kinh giới tía tô, chấm khẽ vào bát mắm tôm.


Mùi vị của sứa biển thanh thanh, nhạt nhạt, mát mát, gần giống như miếng thạch rau câu. Chấm thêm một ít mắm tôm cho dậy mùi, gắp thêm miếng đậu nướng bùi bùi, thơm thơm, thêm ít cùi dừa trắng phau, béo ngậy và vài lá kinh giới, tía tô cho đủ vị nhé. Chỉ thế thôi mà cuốn hút vô cùng, đã ăn rồi là không dứt ra được. Cứ ăn một lại muốn ăn hai, ăn một lần lại muốn ăn nữa, rồi nghiện lúc nào không biết.
Sứa là món ăn rất tốt cho cơ thể, giải nhiệt, chữa chóng mặt nhức đầu, nhất là trong những ngày nắng mới lên, dễ gây mệt. Trừ những người bị dị ứng với đồ biển thì từ người già đến trẻ nhỏ ai cũng có thể ăn. Đây cũng là 1 món ăn có giá khá hợp lý, chỉ 20.000 đồng/ đĩa sứa. Bạn có thể bắt gặp ở bất kỳ khu chợ hay góc phố nào. Điều đặc biệt với món ăn này, đó là rau sống, dừa tươi và đậu nướng, bạn có thể xin thêm thoải mái mà không phải trả thêm bất kỳ 1 loại tiền nào.


Một vài món không thể bỏ qua khi đến Quảng Ninh

Ẩm thực Quảng Ninh mang đậm đương vị của biển và luôn luôn hấp dẫn du khách xa gần với những món liên quan đến hải sản.
1. Xôi trắng chả mực
















Đĩa xôi trắng bốc khói với những lát chả mực vàng ruộm trông thật bắt mắt. Xôi được đồ từ nếp mới, vừa thơm vừa dẻo; chả mực vừa dai vừa giòn sừn sựt, vị vừa ăn. Những người bán chả mực ở Hạ Long nói rằng mực thì biển nào cũng có nhưng để làm chả mực ngon thì nhất định phải là mực tươi, mới được đánh bắt trong khu vực biển của Hạ Long, thịt mới thơm và dậy mùi. 
Người ta giã mực bằng tay để chả vừa dai vừa giòn. Chả mực rất kén lửa, vì vậy khi rán phải giữ lửa đều, không quá to cũng không quá nhỏ. Miếng chả ngon là miếng chả tỏa mùi thơm nức mũi ngay từ phút đầu được thả vào chảo dầu. Chả được rán cho đến vàng thì vớt ra để ráo dầu. Chả mực ăn ngon nhất khi chấm với nước mắm nguyên chất có rắc hạt tiêu bởi như thế mới cảm nhận hết hương vị của nó.
Mỗi suất xôi trắng chả mực hoặc bánh cuốn chả mực ở các hàng bình dân có giá từ 15.000 đến 20.000 đồng. Mua theo cân, chả mực có giá khoảng 250.000 đồng/kg.
2. Bánh cuốn chả mực
















Cũng là những chiếc bánh cuốn thịt tráng mỏng tang, nhìn rõ miếng thịt bằm, nấm, mộc nhĩ bên trong, nghi ngút khói bay hương thơm của ruốc, hành phi. Người ăn gắp một miếng bánh cuốn, kèm chút rau mùi, một miếng chả mực vừa chiên cũng đang nóng hổi vàng ruộm, tất cả nhúng vào bát nước chấm màu hổ phách sóng sánh khoanh ớt đỏ. Sự kết hợp tuyệt vời của bánh cuốn đã quen thuộc với chả mực Hạ Long làm nên một món ăn hương vị biển rất hấp dẫn.
Du khách có thể nếm bánh cuốn chả mực tại quán cạnh rạp Bạch Đằng, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, giờ phục vụ từ sáng đến trưa; hay bánh cuốn chả mực bà Ngân phố Cây Tháp, Hồng Gai, thành phố Hạ Long.
3. Sam Quảng Yên














Từ nguyên liệu chính là thịt sam biển, người ta có thể chế biến ra được rất nhiều món ăn khác nhau, như: tiết canh sam, gỏi sam, chân sam xào chua ngọt, sam xào xả ớt, trứng sam chiên giòn, trứng sam xào lá nốt, sam hấp, sam bao bột rán, sụn sam nướng, sam xào miến… Các món ăn từ thịt sam biển rất thơm ngon, du khách đến Quảng Ninh không nên bỏ lỡ đặc sản này.
Bạn có thể thưởng thức các món sam tại thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh hoặc ra quán sam trên đường 25 tháng 4, phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh.
4. Món ngán
















Ngán có thể chế biến được nhiều món như: Nướng, hấp, nấu cháo, xào với mì hay rau cải. Nói chung gọi là ngán nhưng ko ngán chút nào. Với các du khách nam thường khoái khẩu món rượu ngán. Rượu ngán có mùi thơm rất riêng của biển.
Các món từ ngán khá phổ biến tại các nhà hàng, quán ăn tại Hạ Long, Quảng Ninh.
5. Sá sùng


















Một loài đặc sản hy hữu và khá đắt đỏ là sá sùng, chỉ có ở đảo Quan Lạn – Minh Châu (Vân Đồn, Quảng Ninh). Sá sùng tươi xào với tỏi tươi là một món ăn dân dã đặc sắc của người dân vùng biển Hạ Long. Sá sùng khô đem rang, khi chín có màu vàng, mùi rất thơm, một hương thơm nồng ngậy đậm đà của biển. Sá sùng rang chấm với tương ớt, điểm thêm rau diếp cá, rau thơm và uống với bia thì thật là tuyệt…
Sá sùng khá hiếm, nếu có giá cũng rất cao, một kg tính tiền gần 4 triệu.
6. Canh hà Quảng Yên


















Một đặc sản khác của Hạ Long mà người Yên Hưng rất tự hào, đó là con hà. Canh hà Quảng Yên, đặc biệt là giống hà cồn sống ở sông Chanh đem nấu canh chua ăn rất ngon và có cả bốn mùa, nhưng thú vị nhất vẫn là được ăn vào những ngày hè nóng bức. Ngoài ra, hà có thể đem tẩm bột rán ăn rất béo.
7. Bánh “gật gù”















Cách làm bánh gật gù về hình thức giống như cách làm bánh cuốn. Cũng là bột được xay từ gạo ngon, ngâm từ trước. Bí quyết với bánh gật gù là khi xay gạo, chủ nhà sẽ cho thêm một ít cơm nguội để bánh ngon hơn. Khi ăn nhúng miếng bánh vào chén nước chấm đặc biệt cùng với một miếng khâu nhục (thịt kho tàu) được tẩm ướp kỹ càng. 
Cảm giác mát, mềm của bánh, vị ngọt bùi, thơm, ngậy của miếng khâu nhục có thể chiều lòng được cả những thực khách khó tính. Bánh gật gù nổi tiếng nhất là ở Tiên Yên. Tuy nhiên trên khắp các vùng của Quảng Ninh đều có thể tìm được món bánh gật gù vừa ngon vừa độc đáo này
Địa chỉ: Nhà bà Tuyết số 32 phố Hòa Bình, thị trấn Tiên Yên. Nếu mua số lượng nhiều cần đặt trước.
8. Nem chua, nem chạo thị trấn Quảng Yên


















Nguyên liệu làm nem đều là những thứ bình dân. Bì lợn được bào nhỏ, trắng như cước, thính làm bằng đỗ hay gạo rang và lạc rang giã dập, tất cả được trộn đều với nhau thật tơi. Chỉ đơn giản thế, nhưng qua bí quyết chế biến, trộn đều và pha nước chấm, hàng quà quê mùa trở nên lạ miệng, hấp dẫn. Những hàng nem chua, nem chạo là niềm tự hào của người dân thị trấn Quảng Yên, Quảng Ninh.
9. Cà sáy Tiên Yên

















Cà sáy là vịt lai ngan, hương vị có cả hai và qua bàn tay người Tiên Yên chế biến trở nên thơm ngon gấp bội. Người Tiên Yên làm thịt cà sáy, chế biến món nước chấm chuyên dùng của nó hết chỗ chê. Một thứ nước chấm có vị thơm của nước mắm Cái Rồng, Vạn Yên, Cát Hải, lại có vị ngọt ngào nồng ngậy của xá xị Quảng Tây cùng với vị cay dịu của gừng Tiên Yên trồng trên đất quê nhà.
10. Rượu nếp ngâm Hoành Bồ




























Rượu được chế tạo từ loại gạo nếp đặc sản của địa phương. Gạo nếp không giã, được nấu chín đưa vào ủ. Khi đã lên men và đến độ ngấu thì người ta cho vào ngâm cùng với thứ men lá lấy từ trong rừng Hoành Bồ, sau một thời gian chuyển thành rượu. Rượu được chắt ra đựng trong hũ, lọ để uống dần, mỗi bữa một vài chén. Rượu nếp ngâm Hoành Bồ có vị chua ngòn ngọt, có tác dụng kích thích tiêu hoá, giải khát rất tốt, nhất là vào mùa hè.